Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và một số đề xuất nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty cổ phần dệt việt thắng (vicotex).doc (Trang 38 - 39)

- Phân loại sắp xếp hàng hóa: Là quá trình giải quyết sự khác biệt giữa sản xuất và tiêu dùng về loại hàng hóa và giảm sự tìm kiếm, nghiên cứu không cần thiết Phân

a)Yếu tố kinh tế

Kinh tế Việt Nam đang trong thời kì phát triển mạnh với những thành tựu đạt được trong năm 2007 như sau:

- Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO sau 11 năm đàm phán kéo dài. Việc gia nhập WTO mang lại nhiều vận hội mới cũng như những thách thức không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam.

- Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006. Sự kiện này đã chứng tỏ được vị thế mới của Việt Nam trên thế giới.

- Thị trường chứng khoán bùng nổ: Theo các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư trong nước và cả giới truyền thông quốc tế đều ghi nhận năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất về cả quy mô và chất lượng kể từ khi đi vào hoạt động từ tháng 7/2000.

Đến cuối năm, trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã có 106 loại chứng khoán. Sàn chứng khoán Hà Nội cũng không thua kém với 82 cổ phiếu. So với cuối năm 2005, số doanh nghiệp tương ứng trên 2 sàn chứng khoán trên mới chỉ là 32 và 8.

Tổng giá trị vốn trên sàn chứng khoán TP.HCM đạt gần 9,4 tỷ USD, chiếm 15,6% GDP (so với 3% vào cuối năm 2005). Với tốc độ tăng như vậy, Chính phủ đã điều chỉnh kế hoạch nâng quy mô thị trường chứng khoán lên tới 20-30% GDP vào năm 2010.

Giá chứng khoán cũng có những thăng trầm ngoạn mục. Chỉ số Việt Nam-Index bắt đầu từ 300 điểm vào đầu năm, đã tăng lên 640 vào tháng 6, giảm xuống 400 vào tháng 7, rồi lại nhẹ nhàng vượt vũ môn 600 để theo đà vượt qua ngưỡng nhạy cảm 800 điểm với khá

nhiều nguyên nhân khác nhau. Thị trường OTC cũng phát triển rất sôi động, với trị giá khoảng 4 tỷ USD.

- Mỹ đã thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam.Đây là mốc son mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, được báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin và coi đây là một bước ngoặt lịch sử. Đây không chỉ là một quy chế thương mại để bảo đảm các doanh nghiệp hai nước được hưởng đầy đủ các quy định của WTO. Việc thông qua PNTR đã đóng lại một quy chế phân biệt đối xử do Mỹ thiết kế từ thời chiến tranh lạnh, để dành riêng cho các nước khối xã hội chủ nghĩa và đã áp dụng lên Việt Nam từ 32 năm trước đây.

- Năm 2006 cũng là năm thu hút nguồn vốn FDI đạt kỉ lục được xác lập với con số 10,2 tỷ USD, tăng 49,1% so với năm 2005, vượt 57% kế hoạch đề ra và cao hơn kỷ lục 8,6 tỉ USD của năm 1995.

Theo Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), các doanh nghiệp Nhật Bản đã xếp Việt Nam vào vị trí thứ 3 về hấp dẫn đầu tư, vượt qua Thái Lan, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

- Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) gần 4,5 tỷ USD cho Việt Nam trong năm 2007, mức cao nhất từ trước tới nay.

- Ra mắt mô hình các tập đoàn kinh tế đầu tiên như Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn than và khoáng sản, Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ, Tập đoàn điện lực Việt Nam. Điều này làm tiền đề cho sự ra đời của các tập đoàn kinh tế khác ở Việt Nam là động lực to lớn để phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và một số đề xuất nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty cổ phần dệt việt thắng (vicotex).doc (Trang 38 - 39)