Những Thuận lợi, khó khăn và Thách Thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và một số đề xuất nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty cổ phần dệt việt thắng (vicotex).doc (Trang 62 - 65)

- Ngành ngân hàng phát triển sôi động: Năm 2006 đánh dấu một giai đoạn phát triển về chất của các ngân hàng thương mại Việt Nam, với các kỷ lục về lợi nhuận, về quy mô

4.4.1.Những Thuận lợi, khó khăn và Thách Thức

d) Cạnh tranh bằng các hình thức chiêu thị cổ động

4.4.1.Những Thuận lợi, khó khăn và Thách Thức

Vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường : Trên cơ sở ứng dụng những lý thuyết và các tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, có thể đánh giá tổng quát về tiềm lực của công ty và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Thuận lợi :

- Công ty đặt tại địa điểm tốt, không quá xa sân bay, bến cảng, gần trung tâm thành phố, khu vực đường sá phát triển... thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.

- Có khả năng sản xuất ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng tốt do thiết bị sản xuất có công xuất lớn.

- Chủ động được nguồn cung ứng vật tư và nguyên liệu, luôn có nguyên vật liệu tồn kho cho tối thiểu 3 tháng sản xuất.

- Có mối quan hệ tốt với nhà nước, các ngân hàng, nhà cung cấp, các đại lý và khách hàng.

- Am hiểu về phong tục tập quán, thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu.

- Có lực lượng lao động dồi dào, tương đối lành nghề, có trí thức, kiến thức, kỹ thuật cao, nhiệt tình, năng động trong công việc, chi phí nhân công tương đối rẻ.

- Có khả năng cạnh tranh cao với các công ty khác về chất lượng sản phẩm đối với những mặt hàng chủ lực.

Khó khăn :

- Đôi khi tiến độ sản xuất bị cản trở do một số thiết bị máy móc còn nghèo nàn, lạc hậu. Nhiều loại máy móc thiết bị đã sử dụng trong nhiều năm nhưng chưa được nâng cấp hoặc thay thế.

- Thiếu vốn kinh doanh nên phải vay ngân hàng.

- Đội ngũ cán bộ kỷ thuật cao còn quá ít, bộ máy quản lý còn cồng kềnh.

- Chưa có bộ phận Marketing chuyên biệt làm công tác nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm. Công tác tiếp thị, quảng bá chào hàng, khuyến mãi và

dự báo nhu cầu thị trường còn rất yếu, chưa đưa ra được những chiến lược Marketing cụ thể cho sản phẩm tung ra thị trường.

- Nguyên liệu chủ yếu nhập từ nước ngoài dẫn đến giá cao. Đông thời nhập từ nhiều nước nên chất lượng không đồng đều.

- Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng hiện nay.

Thách thức :

- Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chọn hàng ngoại nhập vì chất lượng cao, mẫu mã đẹp khiến nhiều mặt hàng trong nước khó cạnh tranh trên thị trường.

- Luật pháp nước ta hay thay đổi không thực hiện nhất quán gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn tiếp tục xảy ra.

- Việt Nam gia nhập khối ASEAN và hiện nay là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên sự canh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đối phó với tình trạng sản phẩm ngoại nhập thị trường nước với giá rẻ hơn do không còn thuế nhập khẩu. 4.4.2. Phương hướng phát triển chung của doanh nghiệp :

Báo cáo phương án sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hóa (Tài liệu được cung cấp ở phòng P.Tổng giám đốc)

Căn cứ vào tình hình thị trường, tình hình thực tế của Công ty trong vài năm gần đây và dự báo các năm sắp tới. Ban chỉ đạo cổ phần hóa xây dựng phương án sản xuất kinh doanh 3 năm sau cổ phần hóa với mục tiêu :

- Phát triển thương hiệu trên cơ sở chất lượng sản phẩm. - Phát triển hệ thống phân phối vững chắc.

a) Về chiến lược kinh doanh :

a.1) Sản phẩm chính : Gồm các sản phẩm : Sợi, vải mộc, vải thành phẩm với chỉ tiêu sản lượng vào năm 2009 là : 9000 tấn sợi/năm, 30 triệu mét vải mộc/năm và vải thành tiêu sản lượng vào năm 2009 là : 9000 tấn sợi/năm, 30 triệu mét vải mộc/năm và vải thành phẩm 12 triệu mét/năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và một số đề xuất nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty cổ phần dệt việt thắng (vicotex).doc (Trang 62 - 65)