KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và một số đề xuất nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty cổ phần dệt việt thắng (vicotex).doc (Trang 80 - 83)

- Xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Năm 2008 là một năm phát triển mới sau ban năm cổ phần hóa của công ty, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả khá tốt báo hiệu một hướng đi mới đúng đắn của công ty. Lợi nhuận tăng qua các năm và sự tin cậy ngày càng cao của khách hàng. Thương hiệu Dệt Việt Thắng với logo là hình ảnh ba con Lạc đà cần cù, chịu khó vượt qua mọi khó khăn thử thách của sa mạc cằn kho ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong thị trường vải sợi. Thành quả trên có được là nhờ vào toàn thể đội ngũ công nhân viên cùng ban lãnh đạo của công ty đã cùng nhau nỗ lực góp sức phát huy, sáng tạo và tận dụng triệt để các lợi thế và cơ hội của mình. Trong những năm qua công ty đã không ngừng đầu tư các dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, nâng cao hiệu qủa trong quá trình sản xuất, giảm bớt lượng phế liệu thải ra, giảm bớt các chi phí năng lượng, nhân công… từ đó có thể làm giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Đặc biệt Dệt Việt Thắng đã và đang nỗ lực hết mình để hoàn thiện hệ thống sản xuất, tiêu thụ, duy trì và tìm kiếm những khách hàng trung thành. Có thể nói ưu thế cạnh tranh của Việt Thắng là dựa trên nền tảng uy tín thương hiệu đã tồn tại từ lâu và ngày càng được phát huy them.

5.2. Đề nghị

5.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước

Nhà nước nên tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp thông qua việc giảm bớt các thủ tục hành chánh phức tạp, xóa bỏ các loại thuế xuất nhập khẩu bất hợp lí để giảm chi phí đầu vào, giảm hàng rào thuế quan nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho nguồn vốn đầu tư được tích lũy và củng cố các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

Giảm bớt các chi phí hạ tầng, thông tin liên lạc như cước phí điện thoại, cước phí internet, chi phí điện nước,…

Có chính sách ưu đãi cho vay vốn với lãi suất thấp để giúp doanh nghiệp tăng cường nguồn vốn kinh doanh và vị thế cạnh tranh. Nguồn ngoại tệ cần được đảm bảo sự cân đối nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán trong kinh doanh khi các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

Phát triển hệ thống ngân hàng giúp công ty có nguồn vốn dồi dào, có thể thanh toán, giải ngân nhanh khi công ty cần vốn gấp.

5.2.2. Kiến nghị đối với công ty

- Phát triển thị trường nội địa, tìm kiếm thông tin và nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước để nắm bắt được các xu hướng tiêu thụ khác nhau của khách hàng, từ đó đáp ứng đúng nhu cầu, chiếm lĩnh thị phần nhiều hơn, củng cố và giữ vững vị trí của mình trên thương trường.

- Đối với sản xuất thì công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, giữ gìn uy tín lâu năm đã có của mình để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ. Hiện nay công ty đang có thế mạnh về dây chuyền công nghệ sản xuất vào bậc tiên tiến nhất trong nước và khu vực. Nhưng các đối thủ cũng có thể chạy đua công nghệ với công ty và sẽ bắt kịp công nghệ của công ty. Vì thế công ty cần phải chú trọng đến việc nghiên cứu, đầu tư về dây chuyền công nghệ sản xuất để có thể dẫn đầu về công nghệ trong ngành vải sợi.

- Công ty phải tận dụng tối đa lợi thế về các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của mình với các đối thủ và có thể nói là lợi thế tối đa của công ty trong việc tiếp cận khách hàng. Công ty cần tiếp tục nghiên cứu sản phẩm mới, độc đáo thu hút khách hàng mới, tạo lợi thế riêng biệt cho công ty.

- Công ty cần xác định công ty muốn phục vụ cho khách hàng nào và tìm ra những nhu cầu mà người tiêu dùng ở từng thị trường mục tiêu mong muốn và làm thế nào để thỏa mãn nhu cầu ấy.

- Điều cần thiết nữa là công ty nên thành lập bộ phận R & D chuyên nghiên cứu thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng để sớm đáp ứng và thỏa mãn tốt hơn, nhanh hơn các đối thủ khác, đồng thời tập trung khai thác các cơ hội đẩy mạnh sức cạnh tranh. Ngoài ra, công ty cần củng cố bộ phận marketing nhằm tăng cường sự thu hút khách hàng, thông qua

các chiến lược marketing để mở rộng thị trường mới và phát triển thương hiệu trên cơ sở liên kết với bộ phận R & D, phòng bán hàng và phòng quản lí khu vực để phát huy tối đa hiệu quả.

Công ty nên sớm thành lập phòng Marketing chuyên biệt để nghiên cứu kĩ đặc điểm của từng thị trường như nhu cầu, thị hiếu và khuynh hướng người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế,… trước khi quyết định xâm nhập cũng như trước khi tung ra sản phẩm mới. Mở rộng hơn nữa mạng lưới phân phối ra phía Bắc.

- Công ty cần đẩy mạnh chiến dịch giao tế bằng các chương trình như: tặng tôn lợp cho các nhà tình thương, nhà tình nghĩa, các trường học vùng sâu vùng xa…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và một số đề xuất nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty cổ phần dệt việt thắng (vicotex).doc (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w