Ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế kỹ thuật đến giá trị vườn cây

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường cao su trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.doc (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của Luận văn

2.4.3. Ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế kỹ thuật đến giá trị vườn cây

Giá cả của vườn cây khi giao dịch mua bán trên thị trường thường người ta nhận thức rằng đó chính là chất lượng của vườn cây, vườn cây giống gì, cho năng suất bao nhiêu, khả năng chịu đựng mưa bão ra sao, được trồng trên loại đất nào? Nhưng theo lẽ thông thường việc hạch toán giá trị tài sản vườn cây cao su của doanh nghiệp chỉ tính đến nguyên giá đầu tư đã hình thành tài sản. Cụ thể Tổng CTCS Đồng Nai đã xác định giá trị thực tế của vườn cây kinh doanh theo phương thức :

Giá trị còn lại = Nguyên giá vườn cây – Giá trị vườn cây đã khấu hao

Trong đó: Nguyên giá vườn cây được xác định theo suất đầu tư do Tập đoàn ban hành áp dụng cho năm hiện hành tại khu vực.

+ Giá trị vườn cây cao su đã khấu hao được tính trên cơ sở tỷ lệ đã khấu hao theo thời gian và sổ sách kế toán của từng lô trong vườn cây.

Thực tế phương pháp xác định này đã bỏ qua những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cao su đó là những đặc điểm mang tính sinh học mà nó khác căn bản so với các ngành kinh doanh khác, đó là:

- Giá trị vườn cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản của một doanh nghiệp, trên 1 lô cao su, cùng một thời gian, cùng quy trình, giống, đất, có suất đầu tư như nhau có nghĩa là nguyên giá trên 1 đơn vị diện tích hoặc trên 1 ha cao su về cơ bản bằng nhau nhưng

chất lượng sẽ khác nhau, sẽ cho sản lượng trong thời kỳ kinh doanh khác nhau và giá giao dịch vườn cây chắc chắn là khác nhau.

- Đối với vườn cây kinh doanh cũng vậy, theo cách tính giá trị còn lại như nêu trên có nghĩa là cùng một năm trồng trên 1 lô cao su thì từng hecta, từng phần cao su có giá trị như nhau, nhưng trên thực tế năng lực khai thác đều khác nhau nó tùy thuộc vào chất lượng vườn cây và kỹ thuật khai thác của người nhận khoán khai thác vườn cây tức là đã có giá cả khác nhau.

Việc đánh giá tình trạng kỹ thuật vườn cây theo mật độ cây cạo và tỷ lệ cây thực sinh (để giáng cấp hệ số phân loại, tỷ lệ thực sinh > 20% thì giáng một cấp) và phân loại thành 4 tiêu chuẩn (A,B,C,D) như phương pháp của Tổng Công ty đưa ra, về cơ bản đã giải quyết được một số yếu tố trong quá trình xác định chất lượng vườn cây cao su kinh doanh nhưng chưa đủ và chưa triệt để đặc biệt là khi xác định chất lượng vườn cây cao su kinh doanh để tính giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, bởi lẽ:

- Đây là hệ số đánh giá chất lượng kỹ thuật của vườn cây trong cùng một độ tuổi nó chưa phản ánh đầy đủ tình trạng kỹ thuật thực tế đã hao mòn và còn lại của vườn cây như những loại tài sản cố định khác.

- Bản thân vườn cây cao su trong quá trình đầu tư từ loại đất, khai hoang, trồng mới, chăm sóc suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản, khai thác trong suốt 20 năm sau đó. Ngoài việc phản ánh chi phí đầu tư, thâm canh của từng diện tích cao su theo từng thời điểm khác nhau đã có sự khác biệt về giá trị, chất lượng vườn cây cao su còn bị chi phối bởi các yếu tố kỹ thuật nông nghiệp khác như :

(1) Tình trạng mặt cạo (Tình trạng hao dăm, tình trạng chất lượng mặt cạo để đánh giá lớp vỏ cạo sẽ tái sinh) :

Đây là yếu tố phản ánh chất lượng còn lại của vườn cây, tức là việc đánh giá khả năng đáp ứng về năng suất sản lượng của vườn cây về tương lai. Đánh giá đúng tình trạng mặt cạo sẽ cho chúng ta dự kiến được số năm khai thác còn lại đến lúc thanh lý đúng theo độ tuổi của vườn cây mà quy trình kỹ thuật khai thác của Tổng Công ty đã quy định hay không.

Trên thực tế chúng ta cũng phải thừa nhận rằng có những vườn cây khai thác tuy chưa đến độ tuổi thanh lý nhưng lớp vỏ khai thác còn lại không thể đáp ứng theo đúng

số năm quy định hoặc lớp vỏ cạo tái sinh không đảm bảo để khai thác lần II cho năng suất cao. Vậy việc đánh giá đúng tình trạng mặt cạo sẽ giúp chúng ta xác định đúng nguyên giá còn lại của vườn cây, tức là xác định giá trị vườn cây trong tương lai mà nếu đầu tư, kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả cao hay thấp

(2) Thổ nhưỡng:

Trong đó yếu tố nông hoá thổ nhưỡng của từng loại đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vườn cây cao su. Cụ thể gồm các yếu tố: tầng đất canh tác, dinh dưỡng trong đất (đất bạc màu, đất giàu dinh dưỡng…). Do vậy, yếu tố nông hoá thổ nhưỡng tác động lớn đến quá trình đầu tư cho vườn cây kiến thiết cơ bản cũng như ảnh hưởng đến việc đáp ứng năng suất – sản lượng vủa vườn cây.

(3) Địa hình trồng cao su (Độ dốc, trồng tập trung, trồng không liền vùng, liền khoảnh):

Địa hình đồi dốc hay bằng phẳng sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư trên một đơn vị dịên tích (ha). Mặt khác địa hình lô đồi dốc không thiết kế đê chống xói mòn sẽ ảnh hưởng lâu dài đến hiệu quả đầu tư : chăm sóc, bón phân, rửa trôi dinh dưỡng, cơ giới, hay thủ công.

Quy mô vườn cây tập trung hay không liền vùng liền khoảnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản lí vườn cây, chi phí vận chuyển nguyên liệu về nhà máy.

(4) Phương pháp trồng (Trồng Stump trần, Stump bầu, bầu có tầng lá): Tùy thuộc vào phương pháp trồng sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư cho năm trồng mới đầu tiên, thông thường chênh lệch giữa các phương pháp trồng từ 3 - 4 triệu đồng / ha.

(5) Giống cây : Đây là yếu tố quyết định hàng đầu đến năng suất sản lượng vườn cây trong suốt chu kỳ kinh doanh. Nhân giống nhóm I (giống mới) luôn đáp ứng tốt về năng suất sản lượng trong suốt chu kì khai thác hoặc có thể đáp ứng việc áp dụng quy trình kỹ thuật khai thác tiến bộ để rút ngắn chu kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn. Mặt khác, yếu tố giống cũng liên quan đến khả năng kháng bệnh, khả năng chịu đựng gió bão.

Ngoài các yếu tố mật độ cây cạo và tỷ lệ cây thực sinh được xác định để đánh giá chất lượng vườn cây, 5 yếu tố kể trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng vườn cây

mà tập trung nhất là ảnh hưởng đến năng suất của vườn cây (lượng mủ cao su khai thác được) trong cả chu kỳ khai thác. Giá trị còn lại là hiệu số của nguyên giá so với giá trị đã khấu hao, cách tính này đã bỏ qua những yếu tố biến động của thị trường và tính chất sinh học của việc chăm sóc khai thác vườn cây kinh doanh, do đó giá trị đó không phù hợp với thời giá.

2.4.4. Phương pháp xác định hiện giá của giá trị thanh lý khi xác định giá trị vườn cây cao su :

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường cao su trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.doc (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w