Bổ sung phương pháp so sánh trực tiếp khi xác định giá trị vườn cây cao su

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường cao su trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.doc (Trang 45 - 47)

6. Kết cấu của Luận văn

3.1. Bổ sung phương pháp so sánh trực tiếp khi xác định giá trị vườn cây cao su

Xác định giá trị hiểu một cách đơn giản là ước tính giá trị bằng tiền của một tài sản nhằm một mục tiêu cụ thể. Theo Giáo sư Lim Lan Yuan, Trường xây dựng và bất động sản Đại học quốc gia Singapore: “Xác định giá là một nghệ thuật hay khoa học về

ước tính cho một mục tiêu cụ thể của một tài sản tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường, bao gồm các loại đầu tư lựa chọn” (Đoàn Văn Trường và Ngô Trí Long – 1977, Các phương pháp thẩm định giá trị tài sản, NXB Khoa học - kỹ thuật, Hà Nội).

Xác định giá trị vườn cây nói riêng và giá trị doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su là sự ước tính giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa làm cơ sở cho việc hình thành giá bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc xác định giá trị vườn cây cao su có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tài sản, phương pháp chiết khấu dòng tiền như nghị định 109/2007/NĐ/CP đã qui định, ngoài ra còn có thể sử dụng các phương pháp khác như phương pháp chi phí, phương pháp so sánh trực tiếp.

Phương pháp so sánh trực tiếp dựa trên cơ sở cho rằng giá trị thị trường của một tài sản có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản đã được mua bán trên thị trường .

Mục tiêu của phương pháp so sánh trực tiếp là tìm kiếm các tài sản đã được giao dịch trên thị trường giống với đối tượng xác định giá và tiến hành điều chỉnh những sự khác biệt giữa chúng một cách thích hợp.

Phương pháp này tuân thủ các nguyên tắc: (1) Một nhà đầu tư có lý trí sẽ không trả giá cho một tài sản nhiều hơn chi phí để mua một tài sản khác có lợi ích tương tự. (2) “Đóng góp” : “Quá trình điều chỉnh có ước tinh sự tham gia đóng góp của các nhân tố, bộ phận của tài sản đối với tổng giá trị thị trường”.

Mở rộng diện tích tái canh, trồng mới và thâm canh tăng năng suất vườn cây cao su, hình thành vùng nguyên liệu liền canh quy mô lớn, luôn là mục tiêu chiến lược của các doanh nghiệp. Song doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên sẽ gặp phải hai trở ngại lớn, thứ nhất là cơ chế quản lý chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất sinh học của cây cao su và sự “quá tải” trong quản lý bởi quy mô lớn “đại điền”; thứ hai là sự thiếu hụt về vốn và lao động có kỹ thuật để đầu tư thâm canh vườn cây cao su. Xuất phát từ mục tiêu nêu trên, từ những năm đầu 90 của thế kỉ trước, một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh cao su thiên nhiên đã tìm tòi các giải pháp liên doanh, liêt kết nhằm mở rộng diện tích, thâm canh vườn cây cao su, với những hình thức khác nhau về việc đa dạng hóa chủ sở hữu trên vườn cây cao su. Các hình thức tổ chức kinh doanh

nói trên đã góp phần tạo ra thị trường giao dịch vườn cây cao su. Mặt khác, hiện nay diện tích cao su tiểu điền ở nước ta chiếm một tỷ trọng không nhỏ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cao su của các doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc vận dụng phương pháp so sánh trực tiếp là phù hợp với việc định giá trị vườn cây cao su.

3.2. Xác định giá trị vườn cây có tính cả giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su :

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá trị vườn cây cao su khi chuẩn bị đi vào tiến hành cổ phần hóa các nông trường cao su trực thuộc Tổng Công ty cao su Đồng Nai.doc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w