- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
giá trị văn hóa tỉnh thần chưa được tính đến (thực chất đó chỉ là những hộ
đói). Trong thực tế những hộ nghèo có thể vay vốn và có đủ điều kiện vay vốn lại rất lớn và thậm chí không nằm trong danh sách hộ nghèo theo phân
định. Hiện nay, NHCSXH chỉ căn cứ vào danh sách mà ban xóa đói giảm nghèo của xã, huyện lập ra còn bị ràng buộc bởi nhiều vấn đề như chỉ tiêu thi
đua xã văn hóa, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, khả năng
ngân sách của từng địa phương dành cho công tác xóa đói giảm nghèo. ..chứ không căn cứ và tiêu thức phân định hộ nghèo đã qui định và xác định một
cách khách quan. Đây là vấn đề cần xem xét lại.
> Về hoạt động thu lãi, thu nợ gốc đến hạn quá hạn
Một là, Mức thu lãi từ hoạt động tín dụng chưa cao do hiệu quả của
nguồn vốn vay còn hạn chế. Với trình độ có hạn, nhiều khi những hộ nghèo vay vốn rồi nhưng chưa biết sử dụng vào mục đích gì để cho có hiệu quả, nếu
có thì chỉ là chăn nuôi nhỏ, nhưng điều kiện thực tế của gia đình lại rất tốt nếu như biết quy hoạch lại. Bên cạnh đó ở một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo công tác cho vay xóa đói giảm nghèo nên khi triển khai thành lập tổ nhóm vay vốn còn gặp nhiều khó khăn,
việc phối hợp chỉ đạo còn nhiều hạn chế. Từ đó làm cho hiệu quả cho vay
giảm xuống. Công tác tuyên truyền vận động, tổ chức tập huấn đào tạo cho đội ngũ tô trưởng tổ TK&VV chưa làm tốt dẫn đến tình trạng hiểu nhằm vốn
cho vay của NHCSXH như một khoản trợ cấp xã hội, nên nhiều hộ sử dụng
sai mục đích, chỉ tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, thiếu ý thức trả
nợ gốc và lãi.
Hai là, Cho vay hộ nghèo với đặc điểm về đối tượng là những hộ
SV: Nguyễn Hoàng Giang 49B2 Tài chính ngân hàng
nghèo thiếu kiến thức, ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa lý tự nhiên khó khăn nên tính rủi ro trong cho vay cao. Nợ quá hạn đang có xu hướng ngày càng gia tăng, đây là một vấn đề cần phải nghiên cứu và quan tâm trong quản trị điều hành. Vấn đề cần nói đến là khi có rủi ro xảy ra thì ngân hàng phải có vốn để bù đắp.
2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Như Thanh
2.4.1 Quan điềm cho vay hộ nghèo tại NHCSXH
NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, cho vay hộ nghèo là giải pháp hỗ trợ vốn nhằm giải quyết công ăn việc làm tiến tới thoát nghèo
vươn lên làm giàu.
Hiện nay, NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo với lãi suất ưu đãi.
Đây là nguồn vốn tín dụng với tính chất hoàn trả cả gốc và lãi, khác cơ bản so với nguồn vốn cấp phát mang tính trợ cấp xã hội.
Cho vay hộ nghèo đòi hỏi phải có thời gian tương đối dài để hộ nghèo từng bước thích nghi với sản xuất hàng hoá, làm quen với hạch toán kinh tế
và tạo được một nguồn thu nhập vững chắc đảm bảo khả năng trả nợ và tái
sản xuất mở rộng, tăng thu nhập .
Trên cơ sở những định hướng hoạt động và quán triệt quan điểm trên,
việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Như
Thanh cần tập trung vào các giải pháp nhằm đưa chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.
2.4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH
huyện Như Thanh
2.4.2.1 Thực hiện đúng các quy định cho vay
Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt cho vay và cuối cùng là thu nợ có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng tín
dụng của NHCSXH. Nó tạo điều kiện thực hiện chế độ tín dụng công khai và
dân chủ trong cộng đồng người nghèo, đồng thời cung ứng vốn kịp thời đúng đối tượng.
Hiện nay, nhìn chung công tác cho vay đã thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay (theo Quyết định số 136/QĐÐ-NHCSXH). Tuy nhiên, để vốn tín dụng của NHCSXH được cung ứng kịp thời tới đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo thì NHCSXH huyện Như Thanh cần phải chú trọng hơn nữa những mặt sau:
> Xác định đối tượng cho vay
đối tượng vay vốn, nên đã đưa cả những hộ đói tuy có sức lao động nhưng
không có khả năng sử dụng vốn tín dụng hoặc những hộ già cả neo đơn không
có sức lao động... vào danh sách hộ nghèo được vay vốn. Điều này đã dẫn đến quan niệm sai lầm coi tín dụng đối với hộ nghèo là hình thức cấp phát,
mang tính trợ cấp xã hội làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Theo quy định chung về cho vay hộ nghèo của NHCSXH, thì
NHCSXH cấp tín dụng trên nguyên tắc “cho vay hộ nghèo có sức lao động , có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn”.
Như vậy cho vay hộ nghèo cần lựa chọn người vay có điều kiện sử dụng vốn, có điều kiện hoàn trả, tránh biến họ thành các con nợ không lối
thoát.
> Xác định mức vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ
Mức cho vay phải được xác định đựa vào nhu cầu sản xuất, chăn nuôi
của hộ nghèo (giống, cây, con...) và giá cả trên thị trường, nguồn vốn của Ngân hàng chính sách, nguồn trả nợ của người vay.
Thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ phải xác định rõ dựa vào chu kỳ sản
xuất của cây trồng, vật nuôi. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất theo công thức sau:
Thời hạn cho vay = Chu kỳ sản xuất + thời gian tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng chính xác công thức trên thì các hộ nghèo mới đảm bảo được thời gian