Trong việc lập kế hoạch bảo dưỡng, kế hoạch tổng thể, nhìn chung, phải quan tâm đến các vấn đề dưới đây và kế hoạch thực hiện chi tiết được lập trên các quyết định: hạng mục bảo dưỡng, thời gian, thứ tự ưu tiên, qui trình, ...
1. Yêu cầu trong việc lập kế hoạch bảo dưỡng.
a. Hồ sơ lưu trữ kết quả kiểm tra, bảo dưỡng
Bộ hồ sơ lưu trữ kết quả kiểm tra, bảo dưỡng của từng thiết bị, cụm thiết bị phải được sử dụng hiệu quả cho việc lập kế hoạch và thực hiện bảo dưỡng như việc lau chùi, sửa chữa, thay thế, ... Những kết quả thu nhập được lưu trữ lại để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch bảo dưỡng trong các lần sau.
b. Yêu cầu bảo dưỡng từ bộ phận sản xuất
Trong quá trình vận hành các cụm thiết bị, người vận hành sản xuất có thể phát hiện việc giảm hiệu suất do sự ảnh hưởng từ việc tắc, cốc hóa, ăn mòn, rỉ, tuổi thọ chất xúc tác hay sự trục trặc của các thiết bị quay. Trong những trường hợp như vậy, vận hành viên nên đưa ra yêu cầu bảo dưỡng ở những mức độ khác nhau. Mức độ đơn giản được thực hiện trong khi thiết bị, nhà máy đang vận hành, mức độ nghiêm trọng thì yêu cầu bảo dưỡng khẩn cấp.
2. Những điều cần quan tâm trong việc lên kế hoạch bảo dưỡng
a. Cân bằng thiết bị, hệ thống phụ trợ
Rất nhiều thiết bị phụ trợ cần thiết cho công việc bảo dưỡng cũng như là vận hành thiết bị. Trong việc lên kế hoạch bảo dưỡng, đặc biệt cho những thiết bị phụ trợ, sự cân bằng (cân đối) các thiết bị phụ trợ cần được chú trọng quan tâm.
So với công việc bảo dưỡng hàng ngày, kế hoạch bảo dưỡng cho một khối lượng công việc lớn, quy mô lớn, phải có tổ chức, bố trí nhân sự cụ thể, đáp ứng được yêu cầu công việc.
c. Yêu cầu chuẩn bị vật tư.thiết bị
Vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế, thiết bị, dụng cụ bảo dưỡng được xác nhận là sẵn sàng đáp ứng công việc kịp thời. Vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế, thông thường được lưu kho dành cho việc bảo dưỡng. Số lượng thường dựa vào kinh nghiệm thực tế.
d. Thời gian thiết bị còn có thể sử dụng trước khi bảo dưỡng
Cần xem xét đến tuổi thọ, hiệu suất làm việc của thiết bị dựa vào hồ sơ bảo dưỡng trước đó trước khi đưa ra quyết định thực hiện công việc bao dưỡng, thay thế.
e. Khoảng thời gian bảo dưỡng
Khoảng thời gian dành cho công việc bảo dưỡng thường bị giới hạn bởi kế hoạch vận hành của nhà máy.Kế hoạch hợp lý nhất phải được lập trong đó tính đến các yếu tố như: kinh nghiệm, nhân sự, thiết bị, qui trình bảo dưỡng sẵn có. Để giảm thiểu thời gian chết (ngừng hoạt động), tất cả công việc có thể được như kiểm tra, giám định và chuẩn bị cho bảo dưỡng phải được thực hiện trong khi nhà máy vẫn hoạt động. Thời tiết cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo dưỡng.
3. Lịch trình bảo dưỡng:
Để đạt dược hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng thời gian, vật tư thiết bị, nhân sự bảo dưỡng thì lịch trình bảo dưỡng nên được chuẩn bị trước không chỉ cho từng thiết bị riêng biệt mà còn cho toàn bộ phân xưởng.
Việc xác định thời điểm, khoảng thời gian bảo dưỡng, chế độ vận hành an toàn, thời gian dừng cần thiết của một thiết bị là những yếu tố rất quan trọng trong việc lập lịch trình bảo dưỡng. Trong trường hợp này, hồ sơ lưu trữ về quá trình kiểm tra, bảo dưỡng sẽ được sử dụng rất hiệu quả.
Với đầy đủ hồ sơ lưu trữ về quá trình kiểm tra, bảo dưỡng của các thiết bị, cụm thiết bị cũng như toàn nhà máy, công việc bảo dưỡng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, sau một số năm vận hành, tất cả các cụm thiết bị nên được bảo dưỡng định kỳ hàng năm để lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu bảo dưỡng càng nhiều càng tốt.
Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng đối với từng thiết bị riêng biệt, về cơ bản, dựa trên các chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Việc chuẩn bị thời gian dừng thiết bị, các thao tác như dừng vận hành hay những công việc khác nên được tổ chức chặt chẽ để các thao tác công việc có thể hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau. Tương tự, rất nhiều hạng mục công việc phải được lên kế hoạch, để hạng mục công việc này không ảnh hưởng đến hạng mục công việc khác.
Để giảm thời gian cho quá trình bảo dưỡng định kỳ, các công việc kiểm tra giám sát, bảo dưỡng phải được thực hiện càng nhiều càng tốt khi thiết bị đang vận hành. Tất cả việc có thể chuẩn bị bảo dưỡng phải được thực hiện trước khi dừng thiết bị.
Lịch trình bảo dưỡng định kỳ các sổ tay hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Kiểm tra và sửa chữa