4.1 Các thông số cho quá trình giám sát
Mỗi thông số trạng thái (nhiệt độ, áp suất, lưu lượng) sẽ có 08 thông số được giám sát như sau: i. Giới hạn dưới để Thông Báo (Warning_Low): khi giá trị của thông số trạng thái nằm dưới
ngưỡng Warning_Low thì thực hiện Cảnh Báo cấp độ 1 (Warning).
ii. Giới hạn trên để Thông Báo (Warning_High): khi giá trị của thông số trạng thái nằm trên ngưỡng Warning_High thì thực hiện Cảnh Báo cấp độ 1 (Warning).
iii. Giới hạn dưới để Cảnh Báo (Alarm_Low): khi giá trị của thông số trạng thái nằm dưới ngưỡng Alarm_Low thì thực hiện Cảnh Báo cấp độ 2 (Alarm).
iv. Giới hạn trên để Cảnh Báo (Alarm_High): khi giá trị của thông số trạng thái nằm trên ngưỡng Alarm_High thì thực hiện Cảnh Báo cấp độ 2 (Alarm).
v. Giới hạn dưới để Dừng Khẩn Cấp (EmergencyStop_Low): khi giá trị của thông số trạng thái nằm dưới ngưỡng EmergencyStop_Low thì thực hiện Dừng Khẩn Cấp.
vi. Giới hạn trên để Dừng Khẩn Cấp (EmergencyStop_High): khi giá trị của thông số trạng thái nằm trên ngưỡng EmergencyStop_High thì thực hiện Dừng Khẩn Cấp.
vii. Thời gian cho phép trong giới hạn Cảnh Báo (Alarm_Timeout): nếu giá trị của thông số nằm trong vùng Cảnh Báo cấp độ 2 (Alarm) quá lâu thì chuyển sang Dừng Khẩn Cấp.
viii. Thời điểm bắt đầu giám sát (Start_Delay): thời gian trễ tính từ khi bắt đầu vào giai đoạn/trạng thái Khởi Động đến khi bắt đầu thực hiện công tác giám sát thông số.
4.2 Phản ứng khi Cảnh Báo
Khi có thông số trạng thái rơi vào vùng Cảnh Báo, chương trình thực hiện các thao tác sau;
i. Gửi thông tin cảnh báo ra màn hình, chỉ rõ trạng thái nào đang nằm ngoài vùng giới hạn cho phép.
ii. Ghi nhận cảnh báo, thời điểm xảy ra cảnh báo trong file nhật ký (log file). iii. Bật còi báo.
4.3 Phản ứng khi Dừng Khẩn Cấp
Khi có thông số trạng thái rơi vào vùng Dừng Khẩn Cấp, chương trình thực hiện các thao tác
sau Dừng Khẩn Cấp sau:
i. Gửi thông tin cảnh báo ra màn hình, chỉ rõ trạng thái nào đang nằm ngoài vùng giới hạn cho phép.
ii. Ghi nhận cảnh báo, thời điểm xảy ra cảnh báo trong file nhật ký (log file). iii. Bật còi báo, đèn chớp.
iv. Đóng các van BV-13, BV-14 v. Mở van BV-15
vi. Tắt bơm EP-03, VP-00.
vii. Báo hiệu cho chương trình chính.
Khi người vận hành đưa trạng thái hệ thống về Sẵn Sàng thì quá trình Dừng Khẩn Cấp kết
PHẦN V: CHUẨN BỊ KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG I: NHÌN CHUNG CHƯƠNG I: NHÌN CHUNG
Khi thiết bị, cụm thiết bị được chấp nhận là đã lắp đặt hoàn chỉnh và hoàn thiện, chứng chỉ hoàn thành thi công được ký kết, giai đoạn tiền chạy thử và chạy thử sẽ được thực hiện từng bước tại nhà máy do nhóm chạy thử thực hiện.
Giai đoạn tiền chạy thử gồm những bước sau:
- Kiểm tra sự phù hợp so với thiết kế
- Làm sạch ống bằng cách phun nước hoặc thổi - Thổi khí Nitơ làm sạch
- Kiểm tra hệ thống điện
- Kiểm tra các chức năng và cân chỉnh các thiết bịđiều khiển - Căn chỉnh nguội các bơm
- Kiểm tra độ chặt của thiết bị chuyển động - Kiểm tra hướng của van một chiều
- Sắp xếp toàn bộ thiết bịđiều khiển
Các hoạt động chạy thử sẽ bao gồm:
Vận hành các thiết bị và kiểm tra tất cả các van, các chức năng báo động và hiệu chỉnh lần cuối.
CHƯƠNG 2: LÀM SẠCH ĐƯỜNG ỐNG VÀ CÁC THIẾT BỊ CẦN THIẾT
Các tuyến ống phải được làm sạch các mảnh vụn, vảy gỉ sét, ... Công việc này thường làm ngay sau khi thử thủy lực. Thông thường, ống được làm sạch bằng nước và sau đó được xả qua các lỗ xả đáy của đường ống. Một số điểm cần chú ý khi thực hiện công việc:
Tháo các Van điều khiển.
Điều chỉnh việc phun nước ngay tại đầu nguồn. Phun nước tất cả các van thoát khí và van xả.
Những nơi có thể, phun ngang hoặc phun thẳng xuống.
Ở các tuyến chính: thổi từ đầu nguồn đến cuối tuyến, các tuyến phụ: thổi từ tuyến chính đến cuối, với các tuyến nhánh: thổi từ tuyến phụ đến cuối.
Cô lập đường ống của thiết bị trao đổi nhiệt và phun tới đầu mở.
Các van an toàn (relief valves) sẽ được lắp bích mù nếu đang được đặt ở chế độ sẵn sàng làm việc.
Một số đường không thể làm sạch sau khi lắp đặt chẳng hạn như các ống ở trên đỉnh tháp chưng cất. Những đường ống này phải làm sạch một cách cẩn thận và kiểm tra tại mặt đất trước khi lắp đặt.
Thiết lập lại tuyến ống
Đến khi kết thúc việc phun rửa ống, kiểm tra cẩn thận toàn bộ điểm tháo/ngắt tạm thời đã được nối lại, thay các van điều khiển vào, căn chỉnh bơm. Kiểm tra việc tất cả lượng nước đã được xả.
CHƯƠNG 3: LÀM SẠCH, KHÔ BẰNG KHÍ
Nhìn chung, các đường ống có thể được làm sạch bằng nước hoặc thổi khí, tuy nhiên nếu làm sạch bằng nước thì nước phải được thổi hết ra khỏi ống. Thông thường các đường ống được làm sạch bằng khí hay nitơ cũng được hướng dẫn thực hiện tương tự như việc phun nước như ở Chương 2.
CHƯƠNG 4: THỔI SẠCH BẰNG KHÍ NI TƠ
Việc thổi sạch là cần thiết ở một số khu vực công nghệ nơi mà có cồn hay các nguyên vật liệu dễ cháy
Khi đường ống, bồn và các thiết bị chứa không khí có thể tạo ra hỗn hợp dễ cháy nổ khi cho cồn vào tiếp xúc lần đầu.
Việc thổi và loại bỏ sự nguy hiểm được thực hiện cách bơm khí trơ như nitơ - N2 vào để thay thế không khí trong hệ thống. Việc này tạo ra không gian không nguy hiểm (an toàn) khi không có ô-xy đủ cho điều kiện gây cháy. Cồn có thể được đưa vào một cách an toàn bằng cách đẩy khí trơ ra.
Khi khu vực công nghệ đã có cồn, khi cần bảo dưỡng phải tuân theo các quy tắc an toàn. Buộc phải thay hết cồn bằng khí trơ, sau đó đẩy khí trơ bằng không khí.
CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH BẢO VỆ THIẾT BỊ VÀ CÁC THIẾT BỊĐIỀU KHIỂN
CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI THIẾT BỊĐIỀU KHIỂN.
Trong khi chạy thử, thường sẽ gặp một số sự cố trong khi vận hành thiết bị điều khiển. Mọi nỗ lực cần thực hiện để bảo đảm rằng tất cả các thiết bị điều khiển phải hoạt động chính xác và hợp lý trước khi khởi động hệ thống.
Lý tưởng nhất là tất cả thiết bị điều khiển phải được kiểm tra và cân chỉnh khi tập kết về công trường. Nếu không thực hiện điều này thì ngay sau khi lắp đặt việc cân chỉnh cần phải được tiến hành ngay. Kiểm tra thông mạch, nhận diện ký mã hiệu các hệ thống kiểm tra truyền tín, điều khiển cho mỗi thiết bị để đảm bảo việc kết nối phải dựa chính xác trên cơ sở sơ đồ các vòng điều khiển. Tất cả các vòng điều khiển phải được kiểm tra chức năng để chứng tỏ rằng các van điều khiển và vòng điều khiển làm việc chính xác và các van được lắp an toàn, đúng hướng. Tất cả các hệ thống báo động phải được kiểm tra.
CHƯƠNG 7: CÁC CÔNG VIỆC VỀĐIỆN
Tất cả các điểm tiếp đất cần được kiểm tra, điện trở đất của các kết cấu, bồn bể, thiết bị phải đạt mức yêu cầu. Các tuyến cáp, dây điện phải được kiểm tra thông mạch và điện trở cách điện. Sau cùng, các mô tơ điện phải được kiểm tra đúng chiều quay, tháo các khớp nối của bơm, quạt để chạy thử không tải.
CHƯƠNG 8: THIẾT BỊ CƠ KHÍ
Kiểm tra thiết bị quay: chiều quay, sự nhẹ nhàng, trơn tru của các thiết bị phần chuyển động trước khi kết nối với bộ truyền động. Đối với máy nén và bơm, chỉ căn chỉnh nguội theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Chạy thử và kiểm tra độ rung, kiểm tra thiết bị an toàn.
Lau chùi hệ thống dầu bôi trộn và dùng dầu bôi trộn đúng chủng loại.
CHƯƠNG 9: THIẾT BỊ AN TOÀN
Khi van an toàn được tập kết tại công trường phải tiến hành kiểm tra về các hư hỏng dễ nhận thấy, sau đó lưu giữ nơi sạch sẽ, khô ráo. Các van an toàn chỉ được lắp sau khi tuyến ống đã được kiểm tra, thử thủy lực, thổi rửa. Trước khi lắp van này phải được kiểm tra, căn chỉnh, khi lắp xong phải được làm sạch và không dính dầu mỡ.
CHƯƠNG 10: THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT
Thông thường, các thiết trao đổi nhiệt phải được thử thủy tĩnh tại xưởng chế tạo trước khi đem tới công trường. Vì vậy không cần thiết phải kiểm tra tại công trường trừ khi nó bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.