Khởi động hệ thống hấp phụ/giải hấp và hệ thống thu hồi cồn thải:

Một phần của tài liệu So tay van hanh (Trang 37 - 41)

Trước khi khởi động hệ thống, mở van BV-04 cấp hơi nước gia nhiệt cho 2 tháp hấp phụ đến nhiệt độ trên 100oC. Quá trình này diễn ra trong thời gian khá dài. Để tiết kiệm hơi nước, có thể khóa van xả nước ngưng, khoảng 15 phút mở một lần, làm liên tục trong nhiều giờ. Khi nhiệt độ 2 tháp đã đạt giá trị mong muốn, thực hiện các bước sau:

1. Kiểm tra mức lỏng trong bồn B-02 phải cao hơn mức báo động. 2. Khởi động bơm chân không VP-00.

3. Mở van BV-13, BV-14. Đóng van BV-15.

4. Khởi động bơm EP-02 bơm cồn 92% wt qua thiết bị hóa hơi E-03 trước khi vào tháp hấp phụ.

5. TIC-03 ở chế độ AUTO (SP = 120oC). Thiết bị E-03 làm việc.

6. Khi áp suất trong bình tích áp đạt 4atm, nhiệt độ đạt 120oC, mở van VCV-01 cho nhập liệu vào tháp hấp phụ (đặt SP cho FIC-00 là 25 m3/h).

7. Đặt TIMER ở chế độ tháp A-01 hấp phụ, tháp A-02 giải hấp (BV-09 mở về phía A-01, BV-10 mở về phía A-02) hoặc ngược lại. Thời gian chuyển chế độ (chu kỳ) là 16 phút. 8. Khi mức lỏng trong bồn B-04 đạt trên mức báo động. Khởi động bơm EP-04 bơm sản

phẩm về bồn chứa sản phẩm B-05 hoặc bồn B-02 tùy theo kết quả phân tích nồng độ cồn trong bồn.

9. Theo dõi duy trì trạng thái hoạt động ổn định của hệ thống.

Chú ý: Trong suốt quá trình khởi động cũng như vận hành ổn định, luôn kiểm tra nhiệt độ

trên thân 2 tháp, nếu thấp hơn 120oC thì van BV-04 tựđộng mở cấp hơi nước gia nhiệt cho tháp.

CHƯƠNG 3: KHỞI ĐỘNG Ở CHẾĐỘ BÌNH THƯỜNG

Để chuẩn bị cho khởi động bình thường, phải kiểm tra các hạng mục sau:

Các thiết bị phụ trợ phải sẵn sàng.

Xác nhận tất cả các thiết bị điều khiển hoạt động tốt.

Kiểm tra các thông số khởi tạo của hệ thống đạt đúng yêu cầu công nghệ.

Nhìn chung, quy trình khởi động hệ thống ở chế độ bình thường hoàn toàn giống với quy trình khởi động hệ thống lần đầu. Tuy nhiên, hệ thống điều khiển lúc này được lập trình sẵn sẽ tự động cập nhật các thông số trạng thái và thực hiện tuần tự các bước như nêu trên. Nếu các thông số không đạt giá trị mong muốn, tùy mức độ chương trình điều khiển sẽ đưa ra phản ứng phù hợp (cảnh báo, báo động, dừng khẩn cấp)

Các hạng mục kiểm tra khi hoạt động bình thường: 1. Hệ thống chưng cất:

- Nhiệt độ:

o Nhiệt độ pha hơi đỉnh tháp (TIC-02)

o Nhiệt độ dòng hơi đáy tháp (TIC-01) - Áp suất:

o Áp suất đỉnh tháp PIC-00

o Áp suất tại bồn ngưng tụ B-01 - Mức chất lỏng:

o Mức chất lỏng trong tháp LIC-00

o Mức chất lỏng trong bồn B-01 LIC-01

- Trích mẫu tại bồn B-01 đo nồng độ cồn thường xuyên

2. Hệ thống hấp phụ/giải hấp, hệ thống thu hồi cồn thải: - Nhiệt độ: - Nhiệt độ: o Nhiệt độ bình tích áp TIC-03 o Nhiệt độ dọc thân 2 tháp hấp phụ - Áp suất: o Áp suất bình tích áp PIC-01 o Áp suất bồn tách lỏng B-03 PIC-02 - Mức chất lỏng:

o Mức chất lỏng trong bồn trung gian B-04 LI-02

o Mức chất lỏng trong bồn tách lỏng B-03

- Trích mẫu tại bồn B-04, B-03 đo nồng độ cồn thường xuyên

Các tình huống sự cố vận hành và hành động xử lý:

Hậu quả: Nguyên liệu vào nhiều  làm giảm nhiệt độ vào tháp C-01  giảm áp suất trong tháp dẫn đến sản phẩm không đạt chất lượng.

Hành động xử lý:

a) Điều chỉnh V-05 để FI-00 trở lại giá trị bình thường. b) Kiểm tra áp suất PIC-00.

c) Kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu không đạt cho hồi lưu hoàn toàn về tháp C-01.

2. Bơm EP-01 dừng

Hậu quả: Làm mất dòng hồi lưu đỉnh dẫn đến sản phẩm không đạt, tăng mức trong bồn

B-01, sản phẩm không đạt chất lượng tự chảy qua bồn B-02.

Hành động xử lý:

a) Chuyển LIC-01 sang chế độ Manual, khóa van BV-07. b) Đóng van BV-01, ngưng cấp nhiệt nồi đun.

c) Kiểm tra tại sao EP-01 dừng. Nếu không khắc phục được phải tiến hành dừng hệ thống.

3. Áp suất trong bình tích áp giảm đột ngột

Hậu quả: Cụm hấp phụ không hoạt động được, không có sản phẩm ra. Hành động xử lý:

a) Tạm thời đóng hoàn toàn VCV-01.

b) Kiểm tra nguyên liệu trong bồn B-02 có còn đủ. c) Kiểm tra lò hơi, hệ thống cấp hơi nước bão hòa.

4. VP-00 dừng

Hậu quả: Không thực hiện giải hấp được, sản phẩm không đạt chất lượng. Hành động xử lý:

a) Đóng VCV-01, BV-13, BV-14

b) Kiểm tra tại sao VP-00 dừng, nếu không khắc phục được phải dừng toàn bộ hệ thống.

5. Thiếu nguồn nitơ

Hậu quả: Khi thiếu nitơ, không khí sẽ lọt vào các bồn làm giảm chất lượng cồn và dễ

Hành động xử lý:

a) Các công việc nóng (hot work) không được phép thực hiện trong các khu vực có thể có hơi hay chất lỏng dễ cháy.

b) Chuẩn bị các thiết bị, bình dập lửa tại các khu vực có thao tác sửa chữa và luôn luôn sẵn sàng để sử dụng.

c) Kiểm tra van cấp khí. Nếu hết khí, thay bình nitơ mới.

Lấy mẫu và lịch thực hiện lấy mẫu: Tùy theo yêu cầu từ bộ phận KCS Kiểm soát chất lượng sản phẩm

Đối với cồn sau chưng cất:

Khi nồng độ cồn sau chưng cất ổn định, duy trì chế độ vận hành tháp C-01. Khi nồng độ có sự khác biệt nhiều so với thông số vận hành bình thường, thay đổi lưu lượng dòng hồi lưu, lấy mẫu sản phẩm để thí nghiệm cho đến khi đạt chất lượng.

Đối với cồn sản phẩm cuối (sau hấp phụ):

Thực hiện lấy mẫu thường xuyên liên tục, phân tích chế độ hoạt động của hệ thống hấp phụ/giải hấp để có tác động phù hợp khi nồng độ không đạt. Tham khảo thêm tài liệu về quá trình hấp phụ.

PHẦN VII: DỪNG HỆ THỐNG CHƯƠNG 1: DỪNG LÂU DÀI ĐỂ BẢO TRÌ CHƯƠNG 1: DỪNG LÂU DÀI ĐỂ BẢO TRÌ I. Dừng hệ thống chưng cất:

1. Giảm từ từ năng suất nhập liệu xuống còn 50%.

2. Chuyển TIC-00 sang chế độ MANUAL. Đóng van BV-00. 3. Chuyển TIC-01 sang chế độ MANUAL. Đóng van BV-01.

4. Ngưng nhập liệu: đóng van tay nhập liệu V-05, dừng bơm EP-00. 5. Dừng bơm EP-01, đóng van hồi lưu VCV-00.

6. Chuyển LIC-01 sang chế độ MANUAL. Mở van BV-07 xả hết cồn xuống bồn B-02. 7. Chuyển PIC-00 sang chế độ MANUAL. Đóng van BV-02.

8. Mở van V-17 thông áp để hệ thống tránh bị chân không.

9. Chuyển LIC-00 sang chế độ MANUAL. Đóng van BV-06, mở van V-10 xả hết cồn loãng vào thùng chứa riêng.

Một phần của tài liệu So tay van hanh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)