Dừng hệ thống chưng cất:

Một phần của tài liệu So tay van hanh (Trang 41 - 44)

1. Giảm từ từ năng suất nhập liệu xuống còn 50%.

2. Chuyển TIC-00 sang chế độ MANUAL. Đóng van BV-00. 3. Chuyển TIC-01 sang chế độ MANUAL. Đóng van BV-01.

4. Ngưng nhập liệu: đóng van tay nhập liệu V-05, dừng bơm EP-00. 5. Dừng bơm EP-01, đóng van hồi lưu VCV-00.

6. Chuyển LIC-01 sang chế độ MANUAL. Đóng van BV-07, giữ lại lượng cồn trong bồn B-02 để thuận tiện cho lần khởi động sau.

7. Chuyển LIC-00 sang chế độ MANUAL. Đóng van BV-06.

II. Dừng hệ thống hấp phụ/giải hấp, hệ thống thu hồi cồn thải:

1. Khi TIMER sắp kết thúc chu kỳ hiện tại, dừng bơm EP-02. 2. Chuyển TIC-03 sang chế độ MANUAL. Đóng van BV-03.

3. Chuyển LIC-02 sang chế độ MANUAL, mở BV-15, đóng BV-13. Chạy bơm EP-03 hút hết cồn từ bồn B-03 về bồn chứa nguyên liệu B-00. Sau đó mở lại BV-13, đóng BV-15. 4. Mở van VCV-01, BV-09-L, BV-09-R, BV-10-L, BV-10-R để hút hết hơi cồn trong bình

5. Đóng VCV-01, BV-09-L, BV-09-R. BV-10-L, BV-10-R vẫn mở. Cho hệ thống hoạt động, hút chân không 2 tháp đến khi hệ thống hoạt động trở lại.

CHƯƠNG 3: DỪNG KHẨN CẤP

Khi các thông số trạng thái vượt quá tầm kiểm soát, chương trình điều khiển sẽ báo động và đưa ra tác động dừng khẩn cấp.

Nếu chương trình gặp trục trặc hoặc trong phân xưởng có sự cố mà chương trình điều khiển không phát hiện được, nhấn nút khẩn cấp trên các tủ điều khiển, tủ điện động lực, tủ điện chính. Toàn bộ các thiết bị sẽ ngừng hoạt động. Mở tất cả các van thông áp tại tất cả các thiết bị.

PHẦN VIII: AN TOÀN VÀ NGĂN NGỪA THẤT THOÁT

Độ an toàn và ngăn ngừa thất thoát trong các cụm thiết bị có được thông qua việc thiết kế các hệ thống sau:

Hệ thống dừng an toàn:

Hệ thống dừng an toàn này sẽ cung cấp các phương tiện cho quá trình vận hành an toàn các thiết bị bằng việc kết hợp những sự báo động tin cậy, các chức năng dừng gồm cả sự liên động, phần lựa chọn sơ đồ logic để bảo vệ con người, thiết bị và hệ thống công nghệ theo thứ tự ưu tiên sau:

- Ưu tiên 1: Bảo vệ người vận hành. - Ưu tiên 2: Bảo vệ khu vực xung quanh. - Ưu tiên 3: Bảo vệ thiết bị.

- Ưu tiên 4: Duy trì hoạt động sản xuất.

- Ưu tiên 5: Giảm thiểu mức thất thoát khi dừng hệ thống.

Hệ thống xả áp:

Sau khi dừng khẩn cấp, việc xả áp được thực hiện bởi điều khiển bằng tay, dựa theo sự đánh giá của người vận hành. Công việc thực hiện là mở van thông áp, dùng quạt gió công suất lớn thổi hết hơi cồn ra ngoài.

PHẦN IX: BẢO DƯỠNG I. Phân loại bảo dưỡng: I. Phân loại bảo dưỡng:

Công việc bảo dưỡng trong phân xưởng có thể chia thành những loại sau đây dựa vào thời gian thực hiện:

1. Bảo dưỡng hàng ngày

Các công việc bảo dưỡng thực hiện trong khi các thiết bị vẫn động hoạt động.

2. Bảo dưỡng định kỳ khi các cụm thiết bị hay nhà máy dừng hoạt động

Quá trình này được thực hiện theo kế hoạch chuẩn bị trước, trong thời gian một cụm thiết bị hay toàn phân xưởng dừng hoạt động sau một thời gian làm việc.

3. Bảo dưỡng khi dừng khẩn cấp cụm thiết bị hay toàn bộ phân xưởng

Việc này được thực hiện trong thời gian khẩn cấp (càng nhanh càng tốt) khi cụm thiết bị hay toàn bộ phân xưởng gặp sự cố (phát hiện khi kiểm tra hàng ngày) đòi hỏi phải dừng và kiểm tra, sửa chữa.

Có thể phân loại các trường hợp bảo dưỡng dựa trên qui trình hay chế độ bảo dưỡng sau:

a. Bảo dưỡng ngăn ngừa sự cố:

Là việc bảo dưỡng nhà máy để ngăn ngừa các tình huống khẩn cấp xẩy ra khi vận hành thiết bị hay để tránh trường hợp thời gian dừng hoạt động của các thiết bị quá dài.

Bảo dưỡng ngăn ngừa sự cố được lập kế hoạch dựa theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và các báo cáo kiểm tra định kỳ, và được áp dụng khi việc bảo dưỡng hoặc sửa chữa trước sự cố (có thể xẩy ra) đạt hiệu quả kinh tế hơn hay cải thiện được năng suất sản xuất cao hơn so với việc bảo dưỡng định kỳ.

Bảo dưỡng ngăn ngừa sự cố thường được thực hiện cho các loại thiết bị sau:

- Các thiết bị không có dự phòng (spare), có thể gây ra tổn thất trực tiếp hay giảm năng suất, sản lượng của bất kỳ sản phẩm nào.

- Các thiết bị có thể xẩy ra sự cố ảnh hưởng đến môi trường và sự an toàn. - Các thiết bị có thể gây ra sự cố nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm. - Các thiết bị đòi hỏi giá thành cao khi sửa chữa.

Bảo dưỡng khi có hư hỏng được thực hiện sau khi có sự cố hỏng hóc xảy ra và được áp dụng khi dừng thiết bị, cụm thiết bị không ảnh hưởng tới hoạt động bình thường hoặc vấn đề an toàn của cả nhà máy.

c. Bảo dưỡng sửa chữa

Bảo dưỡng sửa chữa được áp dụng để giảm sự hư hỏng của các thiết bị hoặc cụm thiết bị, nhằm hoàn thiện điều kiện vận hành hay thuận tiện hơn cho việc theo dõi kiểm tra, lau chùi hàng ngày.

Một phần của tài liệu So tay van hanh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)