- Phân loại theo thời gian:
a) Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn gửi tiền
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007) Qua bảng 8 ta thấy:
Đến ngày 31/ 12/ 2006 nguồn vốn huy động đạt 852 tỷ đồng.
- Tiền gửi không kỳ hạn: 49 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,75% tổng nguồn vốn. - Tiền gửi có kỳ hạn: 803 tỷ đồng chiếm 94,2% tổng nguồn vốn.
Đến ngày 31/ 12/ 2007, tổng nguồn huy động đạt 2.464 tỷ đồng (trong đó huy động hộ TW 523 tỷ đồng) vượt 39% so với KH, tăng 1.612 tỷ so với thời điểm 31/ 12/ 2006. Trong đó: Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng nguồn vốn 852 100 2.464 100
Tiền gửi không kỳ hạn 49 5,75 169 6,9 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 530 62,2 1.384 56,2 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 273 32,05 910 36,9
- Tiền gửi không kỳ hạn 169 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng so với năm 2006, chiếm 6,86% trong tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi có kỳ hạn 2.294 tỷ đồng, tăng 1.491 tỷ đồng so với năm 2004, chiếm 93,2% tổng nguồn vốn.
Đạt được kết quả trên là do ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên đã đưa ra nhiều giải pháp như: huy động tiền gửi tại nhà (nhất là những khu vực người dân mới được đền bù trong giải phóng mặt bằng), nâng cao công tác tiếp thị tới từng khu phố, phường xã, kết hợp với chính quyền địa phương phát tờ rơi tới từng gia đình, triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây; áp dụng lãi suất lỏng, tặng quà khuyến mại, quay số trúng thưởng và nhiều sản phẩm tiền gửi phù hợp (tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp) tạo tiện ích cho khách hàng do vậy đã thu hút được khối lượng khách hàng lớn.
Nhìn chung, tốc độ và quy mô tăng trưởng nguồn vốn trong hai năm 2006 và 2007 là khá tốt. Cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý, giảm lãi suất đầu vào, có lợi trong kinh doanh. Chi nhánh Thanh Xuân Nam đã áp dụng nhiều biện pháp như: Đa dạng hình thức huy động đến các tổ chức và các tầng lớp dân cư và điều hành về lãi suất để thu hút nguồn vốn như: Thường xuyên điều chỉnh phù hợp và đa dạng hoá các lãi suất kỳ hạn 1,2,3 tuần, lãi suất 1 tháng đến 24, 36, 60 tháng; phát hành kỳ phiếu huy động nguồn vốn trả lãi trước cho ngân hàng nông nghiệp, cho Chi nhánh Thanh Xuân Nam, huy động vốn dưới hình thức các hợp đồng nhận vốn kỳ hạn với các đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng...với nhiều cơ chế linh hoạt. Trụ sở đặt tại Hà Nội - một địa bàn có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động, với các ngành kinh doanh đa dạng và phong phú, đòi hỏi nhu cầu về vốn là rất lớn.Vì vậy, chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam không những luôn chú trọng mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh để thu hút nguồn vốn nội tệ đáp ứng nhu cầu tín dụng
đa dạng của các doanh nghiệp mà còn tập trung khai thác nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán với các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tỷ trọng các nguồn tiền gửi của Ngân hàng như sau:
Bảng 9: Tỷ trọng các nguồn tiền gửi của Ngân hàng giai đoạn 2005-2007
Nhận xét:
Nguồn TGKKH (nguồn ngắn hạn) chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng và có tính ổn định không cao. Ngược lại nguồn TGCKH (nguồn dài hạn) là nguồn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Đây là xu hướng tất yếu vì TGCKH có tính ổn định cao thuận lợi cho việc cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng. Trong đó, nguồn TGCKH<12 tháng là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn do dễ huy động hơn. Tuy nhiên cơ cầu nguồn vốn có sự tăng trưởng khác nhau qua các năm, cụ thể như sau:
- Tiền gửi không kỳ hạn (TGKHH):
TGKHH (chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế) giảm mạnh trong năm 2006 là 7,332 tỷ đồng giảm 13,4% so với năm 2005. Tuy nhiên sự suy giảm này không đáng lo ngại đối với Ngân hàng vì TGKHH là nguồn vốn có tính ổn định không cao, nhạy cảm với lãi suất. Sự suy giảm về nguồn vốn không kỳ hạn chủ yếu là do việc khách hàng chuyển từ việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn sang có kỳ hạn. Điều này chứng tỏ khách hàng đã có niềm tin
Cơ cấu nguồn vốn Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn(%)
2005 2006 2007
tiền gửi không kì hạn 6,3 5,75 6,9
tiền gửi có kì hạn <12 tháng 63,7 62,2 56,2 tiền gửi có kì hạn >12 tháng 30 32,05 36,9
hơn với Ngân hàng và công tác huy động vốn của Ngân hàng đã được kết quả nhất định.
- Tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH) trên 12 tháng và dưới 12 tháng chủ yếu là tiền gửi của dân cư. Mục đích của người gửi tiền trước hết là hưởng lãi suất và sau đó là đảm bảo an toàn cho đồng tiền của mình.
+ TGCKH <12 tháng có tốc độ tăng trưởng chóng mặt luôn đạt 3 con số: trong năm 2006 đạt 530 tỷ đồng tăng 124,4% so với năm 2005. Có được kết quả đó là do NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam được phép mở thêm 2 phòng giao dịch tại 539 Nguyễn Trãi và 110 Thượng Đình nhằm mở rộng địa bàn và góp phần mở rộng thị phần. Với thuận lợi đó, TGCKH <12 tháng trong năm 2007 tiếp tục có mức tăng trưởng mạnh mẽ đạt 1.384 tỷ đồng tăng 223,8% so với cùng kỳ năm trước.
+ TGCKH >12 tháng có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn hơn nhiều so với TGCKH <12 tháng: Năm 2006 chỉ đạt 273 tỷ đồng tăng 3,9% và năm 2007 đạt 910 tỷ đồng tăng lên so với cùng kỳ năm trước. TGCKH >12 tháng có tốc độ tăng trưởng chậm do đây là nguồn vốn dài hạn trong khi đó khách hàng gửi chủ yếu là cá nhân. Họ có thói quen chia nhỏ khoản tiền gửi thành nhiều kỳ hạn để thuận tiện chi trả trong tiêu dùng, dự phòng, hưởng lãi suất và tránh tác động của lạm phát.
Năm 2007 với việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại theo mô hình ngân hàng bán lẻ đã rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, việc quảng cáo các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cùng với việc bố trí đội ngũ giao dịch viên trẻ trung, năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp làm vừa lòng khách hàng, đã góp phần làm tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh lên 2.464 tỷ đồng vào cuối năm 2007.
Mặt khác, năm 2007, công tác huy động vốn luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám đốc và các phòng ban, đặc biệt là huy động vốn từ dân cư
là ưu thế nổi bật của Chi nhánh do có chính sách khách hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm mang tính tiện ích cao hơn hẳn các NHTM khác.
Trong cơ cấu huy động vốn, tỷ lệ huy động vốn bằng ngoại tệ còn khá khiêm tốn nhưng có chuyển biến tốt qua các năm 2005 - 2007. Năm 2006 nguồn vốn ngoại tệ huy động được 252 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29,6% trong tổng nguồn vốn, tăng 15% so với năm 2005. Trong năm 2007 đạt 675 tỷ đồng, chiếm 27,4% tổng nguồn vốn.
Từ những số liệu phân tích ở trên về nguồn vốn huy động của chi nhánh đã cho ta thấy hoạt động về vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đang từng bước ổn định và hoàn thiện dần về mức tăng trưởng lẫn các chính sách quản lý phù hợp, tạo ra một phần nguồn vốn dồi dào để tiến hành hoạt động kinh doanh và mục đích chính là đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và điều hoà vốn cho hệ thống ngân hàng.
* Tiền gửi không kỳ hạn: (TGKKH)
Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn có chi phí thấp nhất đối với các ngân hàng thương mại, mặc dù với nguồn vốn này các ngân hàng thương mại không được dùng để đầu tư hay cho vay hết. Hay nói cách khác, nguồn vốn này chỉ có một tỷ lệ khả dụng nhất định ngoài phần dự trữ để bảo đảm thanh khoản theo quy định. Nguồn tiền gửi này chủ yếu là nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân để hưởng các lợi ích từ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp và một phần là nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Sự biến động của nguồn tiền gửi này của Chi nhánh Thanh Xuân Nam được thể hiện qua biểu đồ sau: