Đối với Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long.docx (Trang 87 - 88)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT THĂNG LONG

3.3.1. Đối với Nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo hàng lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và khả thi liên quan đến phát triển các dịch vụ ngân hàng

Hiện nay, hệ thống các qui định về hoạt động ngân hàng vẫn chưa thống nhất, chẳng hạn như qui định về giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản đảm bảo,qui định về đất đai, qui định về thương phiếu, hối phiếu, thương mại điện tử, và đặc biệt là qui định về báo cáo tài chính và trách nhiệm về báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp. Nhà nước cần ban hành những qui định này sao cho đồng bộ với cơ chế thanh toán hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập.

Thứ hai, Nhà nước nên có những qui định ràng buộc việc thanh toán qua ngân hàng của công chúng và các ngành dịch vụ khác.

Nhà nước nên có những qui định ràng buộc liên kết các ngành như bưu điện, thuế, nước, điện để thực hiện thanh toán các chi phí điện, nước, điện thoại… qua tài khoản tại ngân hàng. Điều đó sẽ có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt, tăng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và nâng cao đựơc ý thức của người dân trong việc thực hiện các dịch vụ của ngân hàng. Để từ đó có thể làm cho dịch vụ ngân hàng trở thành "cơm ăn nước uống hàng ngày" của người dân như các nước phát triển đã làm.

Thứ ba, thực hiện xã hội hoá hoạt động ngân hàng. Nghĩa là quá trình làm cho mọi người dân, mọi ngành, mọi cấp nhận thức đầy đủ các loại sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, để trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động ngân hàng trong những điều kiện cho phép.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long.docx (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w