Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.doc (Trang 58 - 59)

3 Tình hình và uy tín giao

3.2.9 Tăng cường giám sát việc sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng

toán của khách hàng

Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc kiểm tra trước khi cho vay là điều kiện cần thiết, tuy nhiên, sau khi phát tiền vay ta cũng cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn. Nếu sau khi phát tiền vay, cán bộ tín dụng không kiểm tra, khách hàng có thể sử dụng không đúng mục đích, mượn tài khoản để thanh toán, sau đó rút tiền mặt để chi tiêu không đúng mục đích dẫn đến rủi ro cao cho ngân hàng. Hạn chế cho vay tiền mặt, chỉ cho vay những khoản bắt buộc như tiền lương, vật tư nhỏ lẻ, đối với vật liệu chính như sắt thép, xi măng,… yêu cầu khách hàng vay chuyển khoản, trả thẳng cho người thụ hưởng.

Bên cạnh việc kiểm tra vốn vay, cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, người mua khi thanh toán chuyển khoản về tài khoản khách hàng tại ngân hàng để trả nợ tiền vay, không cho rút tiền mặt. Cán bộ tín dụng nên kiểm soát tiền gửi của khách hàng và việc chi từ tài khoản tiền gửi cần có sự đồng ý của ngân hàng, tránh hiện tượng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả.

Một ví dụ điển hình là vào cuối năm 1997, khi tập đoàn Epco-Minh Phụng sụp đổ, vụ án kinh tế lớn nhất trong thập kỷ 90 đã tác động mạnh vào hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khiến nhiều ngân hàng phải lao đao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro của các ngân hàng là do việc buông lỏng việc kiểm soát dòng tiền của khách hàng vay vốn. Một thời kỳ dài do “công nghệ đảo nợ” của tập đoàn này thực hiện trơn tru, che mắt sự kiểm soát của ngân hàng. Bản chất của việc bảo lãnh mở L/C nhập hàng trả chậm là vay nợ nước ngoài ngắn hạn được sự bảo lãnh của NHTM, đúng ra khi tiền bán hàng thu về, ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp đưa vào tài khoản tiền gửi chờ thanh toán và ký kết hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn để đến thời điểm có nguồn trả nợ cho nước ngoài. Nhưng vì không kiểm soát dòng tiền của khách hàng, vô tình ngân hàng đã để tập đoàn Epco-Minh phụng sử dụng vốn vay quay vòng kinh doanh bất động sản đã dẫn đến việc mất khả năng thanh toán với ngân hàng, trong khi ngân hàng phải trả cho phía nước ngoài theo nghĩa vụ bảo lãnh của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.doc (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w