Quy trình tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.doc (Trang 38 - 45)

Về cơ bản cũng bao gồm 6 bước như quy trình tín dụng trung và dài hạn, nhưng thời gian thẩm định xét duyệt cho vay đối với khách hàng mới chỉ trong vòng 7 ngày làm việc, đối với khách hàng cũ là trong vòng 3 ngày làm việc từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định.

nghiệp

2.2.3.1.Giới thiệu chung

Mục đích của việc xếp hạng:Kết quả xếp hạng tín dụng nhằm hỗ trợ cho SCB trong việc:

- Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn và mức lãi suất cho vay, biện pháp đảm bảo tiền vay, từ chối hay đồng ý cho vay.

- Chủ động đánh giá và giám sát khách hàng trong quá trình theo dõi nợ vay, có những biện pháp đối phó kịp thời.

- Quản lý danh mục tín dụng và trích dự phòng rủi ro.

- Xây dựng chiến lược marketing nhắm vào các khách hàng có mức độ rủi ro thấp.

- Sàng lọc và định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng. - Thực hiện chính sách khách hàng.

Đối tượng và phạm vi áp dụng: Khách hàng được xếp hạng là tất cả các doanh nghiệp đang và sẽ có quan hệ tín dụng với SCB (ngoại trừ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và chiết khấu chứng từ có giá).

Giải thích một số từ ngữ dùng trong quy trình này:

- Đơn vị cho vay: là các đơn vị trực thuộc SCB bao gồm Sở Giao Dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch.

- Xếp hạng khách hàng doanh nghiệp: là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua việc đánh giá bằng thang điểm.

- Hạng tín dụng của một doanh nghiệp được xác định trên điểm tổng hợp mà doanh nghiệp đó đạt được .

- Điểm ban đầu: là điểm của từng chỉ tiêu tài chính và phi tà chính mà doanh nghiệp đó đạt được.

- Điểm tổng hợp: là điểm ban đầu nhân với trọng số tương ứng cho từng chỉ tiêu.

- Trọng số: là tỷ số % phản ánh mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu xác định trên góc độ tác đông rủi ro tín dụng.

Nguyên tắc chấm điểm tín dụng:

CBTD là người trực tiếp chấm và cho điểm khách hàng mà mình theo dõi và thẩm định. Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh toàn phần của một tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn thì khách hàng đó có thể được xếp hạng tín dụng tương đương hạng tín dụng của bên bảo lãnh. Việc chấm điểm tín dụng của bên bảo lãnh cũng tương tự như cách chấm điểm áp dụng cho khách hàng. Trường hợp bảo lãnh một phần thì chỉ tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng cho chính khách hàng.

Nhiệm vụ và trách nhiệm của các cán bộ liên quan:

- CBTD: trực tiếp chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

- Trưởng (phó) phòng tín dụng: kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng của CBTD.

- Lãnh đạo của đơn vị cho vay (hoặc Hội đồng tín dụng): phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo ủy quyền phán quyết tín dụng của SCB.

2.2.3.2.Quy định chung

Các loại hạng được quy định như sau:SCB xếp các khách hàng là doanh nghiệp theo 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao như sau:

LOẠI ĐẶC ĐIỂM MỨC RỦI RO

AAA (Đặc biệt)

Tình hình tài chính mạnh Năng lực quản trị tốt

Hoạt động KD có hiệu quả cao

Có triển vọng phát triển lâu dài, thương hiệu có uy tín trên thương trường.

Vững vàng trước các tác động của môi trường kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thiện chí và uy tín trong quan hệ với Ngân hàng

Rủi ro ở mức thấp nhất

AA (Rất tốt)

Tình hình tài chính tốt Có năng lực quản trị

Hoạt động kinh doanh hiệu quả và ổn định Có triển vọng phát triển

Có thiện chí và uy tín trong hoạt động với Ngân hàng.

Mức độ rủi ro thấp

A (Tốt) Tình hình tài chính tương đối tốt Hoạt động kinh doanh hiệu quả

Có thiện chí và khả năng trả nợ đảm bảo.

Mức độ rủi ro ở mức thấp

BBB (Khá)

Hoạt động kinh doanh hiệu quả

Có triển vọng phát triển nhưng có một số hạn chế về tài chính và quản lý Rủi ro ở mức trung bình BB (Trung bình khá)

Hoạt động kinh doanh hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn

Có một số hạn chế về tài chính và trong năng lực quản trị

Có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính và trong môi trường kinh doanh.

Trung bình

B (Trung bình)

Tiềm lực tài chính trung bình, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Hoạt động kinh doanh ở mức trung bình, dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của môi trường và sức ép cạnh tranh.

Kinh doanh có lãi nhưng thấp, khôgn ổn định. Năng lực quản lý thấp.

Trung bình (Về lâu dài ngân hàng có nguy cơ mất vốn) CCC (Dưới trung bình)

Hoạt động hiệu quả thấp

Năng lực tài chính không đảm bảo Trình độ quản lý kém Có thể đã có nợ quá hạn Dưới trung bình (Ngân hàng có nguy cơ mất vốn nếu không khắc phục kịp thời). CC (Dưới chuẩn)

Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ hoặc có lỗ lũy kế.

Hiệu quả kinh doanh thấp, kết quả kinh doanh ở

Cao (nếu không có biện pháp kịp thời sẽ bị

mức báo động.

Năng lực quản lý kém, có thể có nợ quá hạn

mất vốn trong ngắn hạn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C (Yếu) Hiệu quả hoạt động rât thấp, bị thua lỗ không có khả năng phục hồi

Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn Năng lực quản lý kém Rất cao (ngân hàng có thể bị mất vốn hoặc mất rất nhiều thời gian và công sức để thu hồi) D (Yếu kém)

Thua lỗ nhiều năm, tài chính không lành mạnh Bộ máy quản lý yếu kém, có nợ quá hạn

Đặc biệt rủi ro, có nhiều rủi ro Ngân hàng không thu hồi được nợ vay.

2.2.3.3.Quy trình chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp

CBTD thực hiện chấm điểm khách hàng theo các bước sau: Bước 1: Thu thập thông tin

CBTD tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin từ các nguồn sau: - Hồ sơ do khách hàng cung cấp.

- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng. - Đi kiểm tra thực tế.

- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. - CIC

- Các nguồn khác.

Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

SCB phân chia ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp thành 6 nhóm để xây dựng biểu điểm:

- Nông, lâm, ngư nghiệp

- Công nghiệp nặng: sản xuất xi măng, VLXD; thủy điện; dầu khí. - Công nghiệp nhẹ.

- Thương mại - Dịch vụ

Việc phân loại căn cứ vào ngành nghề chính trên giấp phép ĐKKD, nếu doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề đem lại tỷ trọng doanh thu từ 50% trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nghề nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm từ 50% trong tổng doanh thu thì các đơn dị chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng đang hoạt động để xếp hạng.

Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp

Quy mô hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu tùy thuộc vào 4 ngành nghề kinh tế chính như: nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng mà khách hàng đang hoạt động. Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản. Trong đó:

- Nguồn vốn kinh doanh: được lấy từ Bảng cân đối kế toán mà khách hàng cung cấp để SCB chấm điểm.

- Số lượng lao động: là số lao động thực tế sử dụng tính bình quân trong 2 năm gần nhất (kể cả lao động thời vụ).

- Doanh thu thuần: được lấy từ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh mà khách hàng cung cấp để SCB chấm điểm.

- Tổng tài sản: được lấy từ Bảng cân đối kế toán mà khách hàng cung cấp để SCB chấm điểm.

Các doanh nghiệp được xếp loại theo quy mô như sau:

ĐIỂM QUY MÔ

Từ 70 – 100 điểm Lớn

Từ 30 – 69 điểm Vừa

Dưới 30 điểm Nhỏ

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính

CBTD chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, tùy vào từng ngành nghề của doanh nghiệp khác nhau mà việc chấm điểm các chỉ số tài chính cũng khác nhau. SCB phân thành các loại:

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng…

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng thủy điện.

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng dầu khí.

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhẹ.

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng.

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại.

- Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ.

Sau khi chấm điểm, CBTD sẽ có kết quả đểm tài chính (có nhân với trọng số tương ứng của từng chỉ tiêu).

Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính

CBTD chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theo các tiêu chí:

- Tiêu chí lưu chuyển tiền tệ

- Tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý. - Tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng - Tiêu chí môi trường kinh doanh

- Tiêu chí đặc điểm hoạt động khác

Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các tiêu chí trên, CBTD có kết quả điểm phi tài chính (có nhân với trọng số theo từng chỉ tiêu)

Để xác định mức độ tin cậy của các chỉ tiêu phi tài chính trong từng loại hình doanh nghiệp, CBTD tiến hành nhân kết quả điểm phi tài chính (có nhân với trọng số theo từng chỉ tiêu) với trọng số được tính toán theo từng loại hình doanh nghiệp theo bảng sau:

STT Tiêu chí Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp khác 1 Lưu chuyển tiền tệ 6% 7% 5% 2 Năng lực và kinh nghiệm

quản lý 25% 20% 25%

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.doc (Trang 38 - 45)