Chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.doc (Trang 29 - 33)

Chính sách Tín dụng là hệ thống các chủ trương, giải pháp, cơ chế và quy trình, quy tắc tiến hành hoạt động kinh doanh Tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), nhằm thực hiện chức năng quan trọng nhất của định chế ngân hàng thương mại theo luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế là “đi vay để cho vay”, phục vụ các yêu cầu về vốn phát triển kinh tế.

*Nội dung chính sách

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư:

SCB thực hiện chính sách “đa dạng hóa danh mục đầu tư”, trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn, thu lợi nhuận hiệu quả tối đa, góp phần phát triển kinh tế- xã hội theo đúng chính sách, mục tiêu chung của Nhà nước, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Hoạt động đầu tư Tín dụng của SCB thực hiện theo các loại hình sau:

+ SCB thực hiện nghiệp vụ cho vay ( đầu tư tín dụng) là giải pháp kinh doanh chủ yếu nhất. Để đảm bảo an toàn hoạt động, đảm bảo khả năng thanh khoản theo luật pháp và trong mối quan hệ với khách hàng gửi tiền, các chỉ số hoạt động tín dụng sau đây phải được duy trì bắt buộc trong toàn hệ thống SCB:

Phải đảm bảo duy trì hệ số CAR tối thiểu là 8,5%

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng số dư tiền gửi của khác hàng ( cả 2 khu vực ) không được vượt quá 90% tính trong mọi thời điểm hoạt động kinh doanh. Trường hợp cần thiết tỷ lệ này vượt mức quy đinh trên, Tổng Giám đốc sẽ trình Chủ Tịch Hội đồng quản trị quyết định.

Mức dư nợ Tín dụng trung dài hạn không quá 42% trong tổng dư nợ chung.

Về đối tượng đầu tư tín dụng, đối với pháp nhân, SCB ưu tiên bố trí trên 65% tổng mức dư nợ cho vay và bảo lãnh, các đối tượng khác không phải là đơn vị pháp nhân theo luật định, thì tổng mức vốn cho vay và bảo lãnh chỉ giới hạn tỷ lệ đến 35%.

SCB thực hiện chính sách khách hàng trong hoạt động đầu tư Tín dụng có sự phân biệt khách hàng quan hệ truyền thống, loại được tín nhiệm cao cần được hưởng cơ chế cho vay và bảo lãnh theo Tín chấp.

+ Khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu công trình đô thị, tổng mức dư nợ đầu tư trái phiếu không vượt quá 10% tổng dư nợ đầu tư tín dụng của SCB, việc đầu tư này chỉ thực hiện tại Hội sở và do Thường trực HĐQT quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc.

+ SCB cũng tiến hành đầu tư thương mại ( góp vốn liên doanh, mua cổ phần tại các doanh nghiệp, công ty cổ phần) . Tuy nhiên để đảm bảo an toàn hoạt động và an toàn vốn, tổng mức góp vốn liên doanh của SCB chỉ được thực hiện tối đa đến 25% vốn tự có, việc cử người vào các cơ quan quản trị là HĐQT của các tổ chức kinh tế SCB góp vốn do HĐQT SCB quyết định.

+ SCB cũng tích cực chuẩn bị thành lập công ty cho thuê tài chính trực thuộc để triển khai hoạt động kinh doanh đầu tư tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính.

+ SCB thực hiện các hoạt động đầu tư tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo phương thức “bao thanh toán”.

- Về đối tượng khách hàng:

+ Về đối tượng khách hàng là pháp nhân: SCB tập trung chủ yếu cung cấp tín dụng và bảo lãnh cho các loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Về đối tượng khách hàng là thể nhân: SCB đẩy mạnh nghiên cứu thị trường cho vay mua sắm xe ôtô mới 100%, sửa chữa nhà hoặc mua nhà…

- Về lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất kinh doanh, SCB chú trọng mở rộng đầu tư tín dụng vào các đối tượng:

+ Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

+ Các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. + Các doanh nghiệp xây lắp.

+ Các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản: tỷ lệ nợ loại này không vượt quá 40% tổng dư nợ chung của SCB.

- Về thời hạn tín dụng

+ Cho vay ngắn hạn thuộc tính chất vốn lưu động, thời hạn cho vay đến 12 tháng.

thời hạn từ trên 12 tháng trở lên. Phần lớn vốn trung dài hạn của SCB tập trung ở thể loại trung hạn 12 – 24 – 36 - 48 tháng…Thể loại trung dài hạn từ 50 tháng trở lên SCB vẫn tiếp tục chính sách cung ứng vốn hạn chế do khả năng nguồn vốn chưa đảm bảo.

+ Tất cả các khoản cho vay trung dài hạn từ 36 tháng trở lên ( trừ cho vay mua xe ô tô, mua nhà, xây nhà,… với số tiền nằm trong mức ủy quyền cho từng đơn vị) đều do Hội Sở quyết định, thông qua Hội đồng tín dụng và Tổng giám đốc xét duyệt, nếu vượt mức phán quyết thì do thường trực HĐQT xét duyệt.

- Về lãi suất tín dụng

+ Lãi suất tín dụng trung , dài hạn cao hơn lãi suất tín dụng ngắn hạn, lãi suất tín dụng dài hạn là mức cao nhất.

+ Trong từng thể loại thời hạn vay nợ, khoản vay có thời gian vay, trả càng dài thì lãi suất tín dụng càng cao.

+ Đối với khoản vay phải xử lý gia hạn theo thỏa thuận giữa ngân hàng và người cho vay, thời gian được gia hạn phải chịu lãi suất tín dụng cao hơn khoản vay bình thường trước đó.

+ Lãi suất tín dụng nợ quá hạn áp dụng tỷ lệ từ 120% đến mức tối đa bằng 150% mức lãi suất trong hạn.

+ SCB tiến hành thu nợ lãi hàng tháng. Trong các hợp đồng tín dụng trung dài hạn, việc trả lãi vay có thể ấn định theo phân kỳ 3 tháng. Các khoản phát sinh trên 3 tháng chỉ phát sinh cá biệt và do Tổng giám đốc và thường trực HĐQT SCB xem xét quyết định.

+ HĐQT quyết định mức trần lãi suất tín dụng, Tổng giám đốc được ủy quyền ấn định mức lãi suất cụ thể theo từng tính chất loại vay, thời hạn vay cụ thể.

- Về cơ chế đảm bảo tiền vay:

SCB áp dụng chế độ đảm bảo tiền vay phù hợp với các quy định hiện hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

- Về cơ chế kiểm tra, giám sát tín dụng:Từng cơ sở kinh doanh của SCB có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, giám sát tín dụng đối với từng khoản vay

theo từng khách hàng vay vốn. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát tín dụng thuộc cán bộ tín dụng va cơ sở kinh doanh SCB nơi trực tiếp quản lý tín dụng đối với khách hàng. Phòng Kiểm tra Kiểm soát Nội bộ SCB có trách nhiệm kiểm tra, phúc tra lại từng khoản vay theo từng khách hàng, kịp thời có ý kiến đánh giá tình hình chất lượng tín dụng của mỗi khoản vay và theo từng khách hàng tại tất cả các cơ sở SCB. Báo các tổng hợp kiểm tra, kiểm soát này hàng quý Tổng Giám đốc phải gửi trình HĐQT để xem xét, có chủ trương giải pháp chỉ đạo, xử lý những vấn đề phát sinh có rủi ro tiềm ẩn gây tổn thất về vốn của SCB.

- Quy chuẩn đạo đức trong hoạt động kinh doanh tín dụng

+ Hiểu và chấp hành đúng đắn, đày đủ nội dung chính sách tín dụng của ngân hàng; nghiêm chỉnh thực thi những quyu định của pháp luật, quy tắcquy trình nghiệp vụ tín dụng; ận tình truyền đạt, hướng dẫn khách hàng nắm vững và cùng thực hiện đúng chính sách, quy chế, quy trính tín dụng với tư cách là 1 chủ thể trong quan hệ tín dụng.

+ Tuyệt đối không được vụ lợi cá nhân dẫn đến hậu quả là làm sai lệch việc đánh giá thẩm đinh dự án đầu tư tín dụng…

+ Không được làm việc với thái độ qua loa, thiếu sâu sát, lười đi cơ sở kiểm tra, giám sát theo quy định của quy chế cho vay

+ Che dấu những sai trái, tình hình bất lợi gây tiềm ẩn rủi ro tín dụng, không báo cáo đầu đủ kịp thời về những phát sinh tiêu cực của khách hàng vay vốn cho các cấp lãnh đạo SCB để có chủ trương giải pháp thích hợp thu hồi, bảo toàn vốn cũng là một vi phạm nghiệm trọng về quy chuẩn đạo đức tín dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.doc (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w