Những trở ngại trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Tổng quan về ngân hàng cổ phần thương mại saccombank.doc (Trang 41 - 45)

Một số giải pháp góp phần phát triển các sản phẩn tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank

3.1. Những trở ngại trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank

3.1. Những trở ngại trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa

3.1.1. Trở ngại từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Trở ngại đầu tiên xuất phát từ chính quy mô nhỏ và vừa của các doanh nghiệp. Do vốn chủ sở hữu thấp, năng lực tài chính chưa cao, nếu chưa tạo dựng được uy tín bằng năng lực kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn thì các doanh nghiệp này rất khó tìm người bảo lãnh cho mình trong quan hệ tín dụng. Vì vậy, các

DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

- Cho đến nay vẫn còn nhiều DNNVV thiếu sự hiểu biết cần thiết về các thủ tục pháp lý khi muốn thực hiện một món vay của ngân hàng

- Khả năng trả nợ của DNNVV còn thấp. Khi cấp một khoản vay, ngân hàng luôn cân nhắc xem với số tiền vay này các doanh nghiệp có trả được nợ

SVTH: Nguyễn Thu Thảo Trang 41

không. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong thời gian qua còn yếu thể hiện qua các nguyên nhân sau:

+ Do quy mô vừa và nhỏ nhưng chức năng nhiệm vụ đăng ký kinh doanh lại rất lớn nên các doanh nghiệp này thường có nhu cầu vay cao. Có khi nhu cầu đi vay gấp vài chục lần vốn tự có kinh doanh của mình. Để có đủ vốn kinh doanh các DNNVV đã cùng một lúc vay nhiều ngân hàng dẫn đến các ngân hàng khó kiểm soát nguồn thu, khả năng rủi ro tín dụng có xu hướng tăng lên.

+ Do phát triển phân tán và thiếu quy hoạch định hướng, nên sự ra đời của các DNNVV thiếu tính ổn định và bền vững, số doanh nghiệp thực tế hoạt động chỉ chiếm 67% số đăng ký nên hiệu quả sản xuất kinh doanh còn chưa cao.

+ Khả năng quản lý của DNNVV còn nhiều yếu kém, đặc biệt là trình độ quản lý của cán bộ quản lý dẫn tới những yếu kém trong việc lập dự án, phương án kinh doanh, trong chấp hành các chế độ tài chính kế toán, pháp luật do vậy thiếu cơ sở để ngân hàng đánh giá chính xác nănh lực tài chính của doanh nghiệp. + Chất lượng tài sản có của các doanh nghiệp không hỗ trợ được an toàn vốn trong cho vay của ngân hàng.

+ Khi xét cho vay, khi cần thiết ngân hàng sẽ nghiên cứu đến chất lượng tài sản có của doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp phải xử lý khoản vay. Tuy nhiên các tài sản có của các DNNVV về mặt chất lượng thì cũ kỹ, chưa cao; về mặt số lượng thì còn nghèo nàn; về mặt cơ cấu thì mất cân đối. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có trình độ công nghệ còn lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với thế giới. Chỉ có 8% số doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến.

SVTH: Nguyễn Thu Thảo Trang 42

- Muốn vay vốn thì DNNVV phải lập được dự án đầu tư có tính khả thi, nhưng việc xây dựng dự án khả thi của không ít các DNNVV còn yếu, trong khi dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp lại chưa phát triển.

- Nhiều DNNVV lập báo cáo tài chính chưa rõ ràng, không minh bạch do yếu kém về quản trị doanh nghiệp nên các báo cáo tài chính không đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó vẫn còn những doanh nghiệp lập báo cáo tài chính chỉ để đối phó với cơ quan thuế, nên đã cố tình làm giảm khấu hao, tăng sản phẩm dở dang,… Một số doanh nghiệp khác còn làm trái chức năng được cấp phép, làm trái pháp luật, sử dụng giấy tờ giả để lừa cơ quan quản lý nhà nước trong việc xin hoàn thuế hoặc góp vốn liên doanh, liên kết… Do nguồn tài chính hạn hẹp, quá trình tích tụ và tập trung vốn thấp, khả năng xây dựng dự án khả thi yếu, không ít doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chạy theo thương vụ, không có chiến lược phát triển cụ thể, nên mức độ rủi ro cao. Trong khi các báo cáo tài chính không đủ sức thuyết phục do chưa chấp hành tốt công tác kế toán thống kê, một số doanh nghiệp chưa ngận thức đúng, đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý trong việc đăng ký kinh doanh. - Ngoài ra các DNNVV thiếu các điều kiện cần và đủ để thực hiện các nguyên tắc, quy định cho vay, thế chấp tài sản. Theo quy định các doanh nghiệp vay vốn phải thực hiện đúng chế độ hạch toán tài chính theo pháp lệnh kế toán thống kê. Trong thực tế, đại bộ phận các DNNVV thực hiện không đúng pháp lệnh này. Vì vậy rất khó tính toán, dự đoán chính xác hiện trạng kinh doanh của doanh nghiệp cũng như lập ra các mối quan hệ để duy trì đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng.

- Nhiều doanh nghiệp yếu kém trong quản lý kinh doanh, làm ăn thua lỗ dẫn đến không muốn trả nợ cho ngân hàng. Hơn nữa môi trường kinh doanh chưa

SVTH: Nguyễn Thu Thảo Trang 43

ổn định, các yếu tố pháp lý ràng buộc các doanh nghiệp vay vốn chưa nhiều khiến cho ý muốn trả nợ có thể bị thay đổi khi điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thay đổi .

3.1.2. Các trở ngại từ phía ngân hàng

- Ngân hàng trên thực tế chưa có sự nhìn nhận, đánh giá và đối xử một cách bình đẳng đối với các DNNVV Trên nhiều phương diện. Xuất phát từ những thực trạng yếu kém của các DNNVV, sự tín nhiệm của ngân hàng đối với các doanh nghiệp này thấp. Chính điều này làm cho các DNNVV thiếu sự tin tưởng khi tìm nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng.

- Về mức cho vay: Theo nguyên tắc mức cho vay của các ngân hàng đối với doanh nghiệp phụ thuộc vào tổng mức đầu tư của dự án và hiệu quả cũng như hệ số dư nợ của doanh nghiệp. Nhưng thực tế, mức cho vay đối với DNNVV phụ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp và thành phần kinh tế. Do giá trị tài sản cầm cố, thế chấp thấp nên mức vốn được vay nhỏ. Vì vậy hầu hết các DNNVV đều thiếu vốn nghiêm trọng. Mặc dù cho đến nay đã có nhiều định chế tài chính cung cấp vốn tín dụng và hoạt động khá sôi nổi, nhưng dường như các DNNVV còn xa lạ đối với kênh dẫn vốn quan trọng này.

- Về thời hạn cho vay: Hầu hết các DNNVV vay vốn để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị,… nên thời hạn vay vốn thường dài. Trong khi nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là không kỳ hạn và ngắn hạn nên không đáp ứng được nhu cầu của DNNVV. Tình trạng doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích cũng có phấn ừt chính những bất cập này.

- Về thủ tục cho vay: Đa số các DNNVV đều cho rằng thủ tục không phải là bất cập lớn cho doanh nghiệp trong quá trình vay vốn, nhưng do thiếu thông tin

SVTH: Nguyễn Thu Thảo Trang 44

và những hiểu biết cần thiết về ngân hàng cũng như chính sách khách hàng, lĩnh vực cho vay, ưu thế và hạn chế của từng loại vay cũng như lúng túng trong việc đàm phán, thỏa thuận về mức vay, thời hạn vay, điều kiện đảm bảo tiền vay,… nên hoạt động tiếp cận vốn bị cản trở.

Một phần của tài liệu Tổng quan về ngân hàng cổ phần thương mại saccombank.doc (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w