Một số giải pháp góp phần phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sacombank:

Một phần của tài liệu Tổng quan về ngân hàng cổ phần thương mại saccombank.doc (Trang 45 - 48)

Một số giải pháp góp phần phát triển các sản phẩn tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank

3.2. Một số giải pháp góp phần phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Sacombank:

nghiệp nhỏ và vừa tại Sacombank:

3.2.1. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Để tháo gỡ rào cản về đảm bảo tiền vay như hiện nay, các DNNVV phải từng bước tạo uy tín với ngân hàng bằng năng lực kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn. Để làm tốt việc này, đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới từ nhận thức đến việc làm cụ thể như: Nâng cao năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán, kế toán, báo cáo tài chính công khai, minh bạch; kinh doanh theo đúng pháp luật. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải có kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với các điều kiện thực tế, với tình hình trong nước và thế giới, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong hiện tại cũng như trong tương lai. Trước khi đầu tư vào một lĩnh vực nào đó cần tìm hiểu nghiên cứu thị trường thật kỹ. Chủ động tiếp cận các thông tin để xây dựng các dự án đầu tư có khả thi và đem lại hiệu quả cao. Phải khẳng định tạo dựng uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng là việc các DNNVV phải làm, nó không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng trong tiếp cận vốn mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.

- Các DNNVV cần có lộ trình bổ sung vốn chủ sở hữu bằng nhiều hình thức. Chủ động trong việc xây dựng dự án đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp ký trong điều kiện hội

SVTH: Nguyễn Thu Thảo Trang 45

nhập. Chủ động tiếp cận và tìm hiểu các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ tín dụng nói riêng, tận dụng cơ hội tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, ngành nhằm nâng cao năng lực sử dụng vốn. Cũng như việc quan tâm hơn nữa đến chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý.

- Nâng cao khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác để tập hợp lực lượng và phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng khả năng ứng phó với những trở lực của thị trường trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế.

- Bên cạnh đó, các DNNVV cũng cần hoàn thiện giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản để doanh nghiệp có đủ điều kiện thế chấp, cầm cố để vay vốn ngân hàng và phải có kế hoạc h để hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

3.2.2. Đối với ngân hàng

3.2.2.1. Thay đổi cơ chế cầm cố, thế chấp bảo đảm thuận tiện cho DNNVV vay vốn

- Trở ngại lớn nhất trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNNVV là tài sản cầm cố, thế chấp để đảm bảo khoản vay. Cần phải xác định rõ quan điểm nguồn trả nợ của khách hàng phải là thu nhập từ dự án vay. Vốn vay của ngân hàng giúp các DNNVV mở rộng sản xuất kinh doanh. Cho nên, các ngân hàng luôn quán triệt nguyên tắc cho vay dựa trên cơ sở tính hiệu quả của dự án không quá chú trọng về tài sản thế chấp. Việc phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố là biện pháp cuối cùng để thu nợ nhằm bảo toàn vốn khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Tài sản cầm cố thế chấp đảm bảo cho khoản vay thực chất là biện pháp nhằm hạn chế mức độ thiệt hại cho ngân hàng khi gặp phải rủi ro do các doanh nghiệp không trả nợ đầy đủ và đúng hạn.Thực tế cho thấy, một khoản vay có tài sản đảm bảo không hoàn toàn đồng nghĩa với việc khoản vay đó không có rủi ro.

SVTH: Nguyễn Thu Thảo Trang 46

Khoản vay này sẽ gặp phải rủi ro khi thị trường thay đổi làm sụt giảm một cách nghiêm trọng giá trị tài sản thế chấp. Khi đó các tài sản này không còn giá trị như ban đầu. Đặc biệt là đối với các khoản vay dài hạn thời gian hoàn trả nợ càng dài thì rủi ro càng tăng cao.

- Các báo cáo tài chính của DNNVV hiện nay không được kiểm toán độc lập, hệ thống thông tin, chuẩn mực kế toán chưa thực sự đủ độ tin cậy. Thêm vào đó, có nhiều doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách kế toán nên việc đánh giá đúng năng lực tài chính của các doanh nghiệp này rất khó khăn. Khi không thể nhìn vào cái vô hình và khó phân tích như giá trị vô hình của doanh nghiệp. Các ngân hàng thường xem xét đến các tài sản hữu hình mà chủ yếu là các tài sản cố định dùng làm tài sản đảm bào cho các khoản vay. Về nguyên tắc, khi ngân hàng cho các DNNVV vay phải được đảm bảo bằng các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp dưới hình thức cầm cố hoặc thế chấp tài sản đó cho ngân hàng. Chính vì vậy cần mở rộng các hình thức đảm bảo tiền vay thay vì chỉ chú trọng đến thế chấp bảo lãnh bằng bất động sản là nhà đất và nhà xưởng. Tài sản thế chấp hiện nay được sử dụng để vay vốn ngân hàng còn ở một phạm vi hẹp và mang tính cục bộ. Ngoài các tài sản thông thường dùng để thế chấp cần phải mở rộng ra như các tài sản hữu hình dùng để thế chấp như bảng hiệu, tên thương mại, các phát minh sáng chế, nhãn hiệu sản xuất,….Đối với tài sản dùng để cầm cố có thể dùng hàng hoá, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, quyền về tài sản,… Đối với các loại tài sản này, ngân hàng cũng phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi năng lực vận hành, bảo quản

chúng ở các doanh nghiệp. Ngoài ra để thực hiện hình thức đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay có hiệu quả, ngân hàng nên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan và

SVTH: Nguyễn Thu Thảo Trang 47

các tổ chức có liên quan đến các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản để tăng cường khả năng quản lý tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Tổng quan về ngân hàng cổ phần thương mại saccombank.doc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w