Một số giải pháp góp phần phát triển các sản phẩn tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank
3.3. Một số kiến nghị :
SVTH: Nguyễn Thu Thảo Trang 51
3.3.1. Đối với ngân hàng
- Tổ chức nhận hồ sơ và phân tích theo hướng chuyên môn hóa. Nâng cao vai trò của bộ phận giao dịch tín dụng trong khâu lập hồ sơ giải ngân và cử ra một nhóm nhân viên chuyên trách về công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo. Tùy theo mục tiêu, lĩnh vực tài trợ của từng doanh nghiệp mà hình thành bộ phận cán bộ tín dụng chuyên nghiên cứu đảm trách phân tích một vài lĩnh vực nào đó như chuyên trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, … Sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng sẽ chuyển cho bộ phận phân tích theo từng chuyên ngành. Trên cơ sở kết quả được phân tích, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình chuyển lên trưởng phòng hoặc ban Giám đốc chi nhánh.
- Phát triển các hoạt động dịch vụ trong đó đẩy mạnh phát triển hoạt độn dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối và một số dịch vụ khác có liên quan nhằm phục vụ tốt cho hoạt động tín dụng.
3.3.2. Đối với nhà nước :
- Nhà nước cần hoàn thiện các quy định về quỹ bảo lãnh tín dụng nên để quỹ này hoạt động theo cơ chế thị trường, quỹ này đứng ra bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tín dụng.
- Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý vừa thông thoáng trong điều hành vừa chặt chẽ trong quản lý để mọi doanh nghiệp đều có thể tham gia thị trường một cách công bằng và hiệu quả.
- Nhà nước cần đẩy nhanh quá trình phát triển thị trường chứng khoán tạo ra nhiều hàng hoá trên thị trường chứng khoán để giúp các DNNVV huy động vốn qua kênh này giảm sức ép cho các ngân hàng.
SVTH: Nguyễn Thu Thảo Trang 52
SVTH: Nguyễn Thu Thảo Trang 53