Kết quả hoạt động tín dụng tiêu dùng và rủi ro tín dụng tiêu dùng của NHCT

Một phần của tài liệu Tiểu luận TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM & NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 1 TP.HCM.doc (Trang 32 - 38)

1/ Tổng dư nợ của Vietinbank 1,56% 1,33% 1,5 4%

3.3.2 Kết quả hoạt động tín dụng tiêu dùng và rủi ro tín dụng tiêu dùng của NHCT

của NHCT

Cơ cấu dư nợ cho vay trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Vietinbank CN1:

Bảng 3.3 : Cơ cấu dư nợ TDTD tại Vietinbank chi nhánh 1

1590180 180 1600 220 2250 315 0 500 1000 1500 2000 2500 tỷ đồng 2007 2008 2009

Dư nợ tín dụng tiêu dùng có mức tăng trưởng khá từ 180 tỷ đồng năm 2007 lên 220 tỷ đồng năm 2008 với tỷ lệ tăng 22,2 % và 315 tỷ đồng năm 2009 với tỷ lệ tăng gấp đôi là 43,2%. Nhìn chung, tốc độ tăng của TDTD mạnh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ tại chi nhánh và TDTD chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 13,04 % tổng dư nợ.Dù tỷ lệ này chưa cao so với các NHTM CP khác, tuy nhiên do định hướng cho vay của chi nhánh là tiếp tục giữ vững và mở rộng cho vay DN lớn, tầm cỡ quốc gia và tập trung tăng tỷ trọng cho vay các DNVVN, DN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, cá nhân SXKD và phục vụ tiểu thương. Năm 2009, chi nhánh đã mạnh tay đẩy mạnh CVTD trong hạn mức kiểm soát vì nhu cầu vay tăng cao, được sự điều tiết và hỗ trợ của các chính sách NHNN, tình hình kinh tế dần phục hồi.Thị trường tiêu dùng có nhiều tiềm năng và thu nhập của người dân tăng, nhu cầu về nhà ở, xe ô tô và các nhu cầu tiêu dùng khác tăng mạnh từ đầu năm tới nay. Nhận thấy mảng tín dụng nhiều tiềm năng này, Chi nhánh đã hợp tác với hơn 10 các đại lý xe chính thức ( Toyota, Ford) , hơn 10 các chủ dự án nhà uy tín và các công ty tư vấn và hỗ trợ du học trên hầu hết địa bàn tp.Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cơ cấu dư nợ tiêu dùng theo bảo đảm tín dụng:

Bảng 3.4 : Tình hình cơ cấu dư nợ theo bảo đảm tín dụng

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sồ tiền Tỷ trọng Sồ tiền Tỷ trọng Sồ tiền Tỷ trọng Cho vay tiêu

dùng có TSĐB

176,4 97 % 215,6 98 % 310,3 98,5 %

Cho vay tiêu dùng không có TSĐB

5,4 3 % 4,4 2 % 4,7 1,5 %

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng

180 100% 220 100% 315 100%

CVTD có TSĐB chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động TDTD. Điều này cho thấy, Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các khoản vay có bảo đảm hơn là vay tín chấp. Chính sách tín dụng của NHCT VN không mở rộng dư nợ đối với loại hình vay tín chấp vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho vay có TSĐB. Nhìn bảng số liệu ta thấy, dư nợ CVTD có TSĐB đều tăng trưởng qua các năm. Năm 2008 dư nợ CVTD có TSĐB đạt 123,48 % so với năm 2007. Đến năm 2009, dư nợ CVTD có TSĐB đạt 143,91 % so với cuối năm 2008 . Năm 2008, tỷ lệ CVTD có TSĐB tăng khoảng 1 % trong tổng dư nợ, tỷ lệ CVTD tín chấp lại giảm 1 % trong tổng dư nợ so với năm 2007.Và đến năm 2009, thì tỷ lệ CVTD lại tăng ở mảng CVTD có TSĐB và giảm ở mảng tín chấp với 1,5 % tổng dư nợ so với năm 2008. Như vậy, bước sang qua năm 2008 với nhiều biến động và khó khăn thì năm 2009, Chi nhánh đã mở rộng mảng CVTD có TSĐB. Chi nhánh thận trọng và hạn chế trong việc triển khai tín dụng tín chấp không phải vì sợ rủi ro và thích cho vay an toàn hơn là mạo hiểm. Mặc dù ngân hàng nào cũng muốn có những khoản vay an toàn và sinh lời, nhưng với đặc trưng của loại hình TDTD tín chấp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, phải trích lập dự phòng nhiều, bản thân những món vay tín chấp lại nhỏ, lẻ, tư cách khách hàng không đảm bảo chắc chắn và những rủi ro không trả nợ ngoài ý muốn.

Cơ cấu dư nợ tiêu dùng theo sản phẩm

Bảng 3.5 : Tình hình dư nợ tín dụng tiêu dùng theo sản phẩm

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Quý 3/2009

Sồ tiền Tỷ trọng Sồ tiền Tỷ trọng Sồ tiền Tỷ trọng Cho vay mua nhà ở, đất

ở, xây dựng và sữa chữa nhà ở

131,4 73 % 154 70 % 195,3 62 %

Cho vay mua ô tô và

Cho vay hỗ trợ du học 5,4 3 % 11 5% 25,2 8 %

Cho vay cán bộ công

nhân viên 16,2 9% 24,2 11 % 9,45 3 %

Cho vay tiêu dùng khác 10,8 6 % 15,4 7 % 25,2 8 %

Tổng dư nợ cho vay tiêu

dùng 180 100% 220 100% 315 100%

(Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ qua các năm của NHCT _CN1)

Nhìn chung, dư nợ các loại hình cho vay đều tăng qua các năm ( trừ cho vay cán bộ CNV có giảm ) nhưng tỷ trọng của các loại hình cho vay đã có sự thay đổi . Trong đó, cho vay mua nhà ở, đất ở, xây dựng và sữa chữa nhà ở giảm tỷ trọng từ 73 % tổng dư nợ năm 2007 xuống còn 70 % năm 2008 và còn 62 % năm 2009. Tuy nhiên đây là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ CVTD, cho thấy loại hình cho vay mua nhà ở luôn đóng vai trò chủ lực trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh . Năm 2007 và 2008 thị trường nhà đất có nhiều biến động, giá nhà đất tăng cao, vật liệu xây dựng cũng tăng cao, nhu cầu mua nhà ở, đất ở ít. Hầu như người tiêu dùng chỉ mua để kinh doanh chứ không ở.Thuế xe ô tô nhập khẩu cũng theo đó tăng lên, và năm 2008 bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nhu cầu vay mua nhà ở, đất và ô tô giảm dần.Dẫn tới tỷ trọng dự nợ của loại hình cho vay mua ô tô giảm từ 9 % tổng dư nợ năm 2007 xuống còn 7 % năm 2008.

Cùng với đó là sự tăng lên qua các năm của cho vay hỗ trợ du học và cho vay tiêu dùng khác.Còn Cho vay CBNV giảm mạnh tỷ trọng từ 11 % năm 2008 còn 3 % năm 2009. Sang năm 2009 với nhiều khởi sắc trong nền kinh tế, thu nhập của người dân cũng như thị trường nhà ở với mức giá trung bình khá bắt đầu sôi động lại,thuế nhập khẩu ô tô giảm mạnh cho tới đầu năm 2010 sẽ tăng trở lại nên nhiều người tranh thủ mua ô tô làm tỷ trọng cho vay mua ô tô và động sản khác so với dư nợ năm 2009 tăng lên thành 19 %. Như vậy, chi nhánh đã giảm dần tỷ trọng cho vay tín chấp CBNV và đẩy mạnh cho vay hỗ trợ du học và vay mua các đồ dùng tiêu dùng cần thiêt, cho vay thẻ TDQT và thấu chi qua tài khoản.

Cơ cấu dư nợ tiêu dùng theo thời hạn :

Bảng 3.6 : Tình hình dư nợ tín dụng tiêu dùng theo thời hạn

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu Sồ tiềnNăm 2007Tỷ lệ Sồ tiềnNăm 2008Tỷ lệ Sồ tiềnNăm 2009Tỷ lệ

Ngắn hạn 18 10 % 26,4 12 % 63 18 %

Trung Dài

hạn 162 90% 193,6 88% 252 82%

Tổng dư nợ

CVTD 180 100% 220 100% 315 100%

(Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ qua các năm của NHCT _CN1)

Tỷ lệ nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ CVTD, tỷ lệ bình quân là 86 % tổng dư nợ, tỷ lệ tăng là 30,17% năm 2009.Như vậy qua các năm ta thấy, chi nhánh đã tập trung vốn CVTD trung dài hạn rất nhiều. Nguyên nhân do tỷ trọng cho vay mua nhà ở, đất ở chiếm đa số và đây là loại hình cho vay chủ yếu ở trung và dài hạn. Chi nhánh tập trung nhiều vào cho vay đối với nhu cầu này vì cho rằng có khả năng rủi ro thấp. Ngân hàng sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo, khi khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng thực hiện bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên trong thực tế, việc cho vay đối với nhu cầu này tiềm ẩn nhiều rủi ro do việc thẩm định hồ sơ nhà đất là rất phức tạp, việc xử lý tài sản đảm bảo là nhà, đất phải qua nhiều thủ tục mất nhiều thời gian. Ngoài ra, việc cho vay đối với đối tượng này đang bị hạn chế do tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất còn rất chậm. Năm 2009 tỷ trọng cho vay mua ô tô tăng cao so với năm 2008 và đây cũng là loại hình cho vay trung hạn.

CVTD ngắn hạn có xu hướng tăng và năm 2009 tốc độ tăng trưởng nợ ngắn hạn là 138,63% so với năm 2008, tăng đột biến so với tỷ lệ tăng của năm 2008 và cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của nợ trung hạn.Điều này cho thấy chi nhánh đang có xu hướng tập trung và mở rộng tỷ trọng CVTD ngắn hạn như vay vay hỗ

trợ du học, cho vay chứng minh tài chính, vay thẻ TDQT…và điều này sẽ mang lại nguồn lợi nhuận khá cao từ thu phí dịch vụ đồng thời lại giảm thiểu được rùi ro cho chi nhánh.Đây là hướng đi đúng của ban lãnh đạo Chi nhánh trong điều kiện hiện nay.

Tình hình dư nợ tín dụng quá hạn đối với hoạt động CVTD tại chi nhánh Bảng 3.7 Tình hình nợ xấu trong CVTD tại Vietinbank Chi nhánh 1

Đơn vị tính : tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ xấu trong CVTD 1,44 0.8% 1,98 0,9% 0,63 0,2% Nợ quá hạn trong CVTD 2,52 1,4% 3,52 1,6% 1,56 0,5 % Tổng dư nợ CVTD 180 100% 220 100% 315 100% Tài sản Có 3.335 3.313 4.341 Hệ số rủi ro tín dụng 47,6% 48,3% 50,6%

(Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ qua các năm của NHCT _CN1)

Nợ xấu của chi nhánh trong 2 năm 2007 và 2008 khoảng 1% tổng dư nợ và có xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ. Trong năm 2008, dư nợ CVTD chỉ tăng 22 % thì nợ xấu đã tăng 37 %.Chi nhánh đã thực hiện việc mở rộng cho vay đối với hoạt động TDTD nhưng khâu kiểm soát nợ quá hạn vẫn chưa đuổi kịp với tốc độ tăng của dư nợ. Nguyên nhân của việc nợ xấu tăng cao năm 2008 là do chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng. Đồng thời lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của khách hàng gặp nhiều khó khăn, không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ ngân hàng dẫn tới nợ quá hạn tăng. Tuy nhiên, sang năm 2009, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh với tốc độ giảm là 277 % và giảm tỷ trọng từ 0,9 % xuống còn 0,2 %. Đây là một cố gắng nỗ lực của CBNV và ban lãnh đạo của chi nhánh để đạt mức nợ xấu an toàn trong hoạt động TDTD

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh: Bảng 3.8 Tình hình thu nhập từ CVTD tại Chi nhánh

Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Lợi nhuận sau thuế (LNST ) 82 124 88

Lợi nhuận hoạt động tín dụng (LNHĐTD)

71,34 111,6 79,2

Lợi nhuận hoạt động CVTD (LNHĐ CVTD) 8,07 15,345 13,68 Tỷ lệ lợi nhuận CVTD / LNST 9,84 % 12,38 % 15,55% Tỷ lệ lợi nhuận CVTD / LNHĐTD 11,31 % 13,75 % 17,27%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm của NHCT _CN1)

Năm 2008 chi nhánh hoạt động kinh doanh khá tốt cả về lĩnh vực tín dụng lẫn CVTD.Mức tăng trưởng từ lợi nhuận CVTD đạt 90,15% so với năm 2007. So với tổng LNST, thu nhập từ CVTD tăng từ 9,84 % năm 2007 lên 13,38 % năm 2008. Sang năm 2009, hoạt động kinh doanh của chi nhánh giảm sút đáng kể cả về LNHĐTD và CVTD. LNCVTD giảm 12,17 % so với năm 2008. LNHĐTD cũng giảm 32,4 tỷ đồng, LNST giảm 36 tỷ đồng. Nguyên nhân là do cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong hoạt động tín dụng lẫn CVTD. Biên độ lãi suất giữa tiền gửi và cho vay ngắn lại. Trước đây biên độ trong khoảng 5-6% thì hiện nay chỉ còn 3%. Hoạt động cho vay tiêu dùng bị hạn chế các khoản thu phí theo chỉ đạo của NHNN và NH không được áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với cho vay bất động sản , tài chính và các hoạt động phi sản xuất khác. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM & NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 1 TP.HCM.doc (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w