1/ Tổng dư nợ của Vietinbank 1,56% 1,33% 1,5 4%
3.3.3.2 Tồn tại và nguyên nhân:
Quy định về cho vay của ngân hàng chưa thật sự phù hợp
Mặc dù chính sách tín dụng của NHCT đã được đổi mới, tuy nhiên chính sách đó còn mang nặng tính nguyên tắc, vì vậy khó có thể giải quyết được những trường hợp ngoại lệ trong khi nhu cầu tín dụng chính đáng tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Nguyên nhân là do cơ chế tín dụng đơn thuần làm theo quy định chung của NHNN mà chưa chú ý và khuyến khích sự sáng tạo vận dụng của cán bộ , tới khả năng cung ứng các sản phẩm tín dụng của NH mặc dù NHCT là một trong các ngân hàng đi đầu về công nghệ ở Việt Nam.Cụ thể :
Tài sản đảm bảo :
Đồng thời việc xét duyệt cho vay lại đặt nặng vấn đề thế chấp và xem như là một tiêu chí bắt buộc và hạn chế tối đa việc cấp tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản.Tuy nhiên NH cấp tín dụng là tin vào khả năng trả nợ và ý muốn trả nợ của khách hàng còn đảm bảo tín dụng chỉ là cơ sở thu nợ thứ hai bổ sung cho cơ sở thu nợ thứ nhất từ hiệu quả kinh doanh hoặc thu nhập của người đi vay, vì vậy nó không phải là một yếu tố độc tôn. Ngoài ra, nếu ngân hàng chỉ cho vay căn cứ vào TSBĐ thì rủi ro sẽ rất lớn do luôn ở trong tư thế tích lũy khách hàng không tốt và sử dụng đảm bảo tín dụng sẽ rất tốn kém, phiền phức, trở ngại trong việc mở rộng tín dụng tiêu dùng vì TDTD đa số là các khoản vay nhỏ, người dân sẽ ngại đem tài sản thế chấp vì nhiều lý do phiền hà thủ tục và không phải khách hàng nào cũng có TSĐB mặc dù có ý muốn trả nợ và khả năng tài chính tốt. Như vậy sẽ dẫn đến việc chi nhánh để mất những khách hàng tốt và tiềm năng, hạn chế trong việc phục vụ và đáp ứng tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng, giảm sự cạnh tranh với các NHTMCP khác.
Mức cho vay tối đa :
Tại chi nhánh, mức cho vay có TSBĐ hình thành từ vốn vay tối đa 50% giá trị TS. Đối với bảo đảm bằng TS khác, mức cho vay tối đa 70% tổng nhu cầu vốn. Mức này còn thấp so với mặt bằng chung của thị trường. Điển hình tại NHTM CP Phương Nam cho khách hàng vay vốn mua nhà ở và đất ở tới 95% giá trị tài sản thế chấp.Vietcombank mức cho vay tối đa tới 80% giá trị xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua,hoặc 100%giá trị xe nếu có thêm tài sản đảm bảo tiền vay khác. Techcombank, MekongBank, Sacombank… cho vay mua nhà, mua căn hộ… lên tới 70–80% giá trị ngôi nhà hay căn hộ..
Điều này cho thấy, việc triển khai một sản phẩm mới hay thay đổi bổ sung trong một hình thức cấp tín dụng tại NHCT không dễ gì thực hiện vì đó là cả một hệ thống, các thủ tục, các chính sách chế độ ban hành từ Trung Ương tới các chi nhánh.
Chưa có sự chuyên môn hóa nghiệp vụ của CBTD :
Hiện tại chi nhánh, một CBTD sẽ thực hiện từ khâu tiếp thị khách hàng, thẩm định hồ sơ, thẩm định khoản vay, thực hiện giải ngân, thu nợ cho tới việc tất toán khoản vay. Điều này có điểm thuận lợi là CBTD nắm rõ các nghiệp vụ quy trình và các SPDV nên dễ dàng bán chéo sản phẩm, không bị thất lạc thông tin khi chuyển giao giữa các bộ phận, việc xử lý hồ sơ cho khách hàng sẽ nhanh chóng hơn mà không phải qua nhiều công đoạn. Tuy nhiên,điều này lại không tạo cho CBTD chuyên về một kỹ năng nào đó.. CBTD làm nhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng cũng làm cả việc theo dõi sau cho vay và phân tích tài chính của khách hàng sau cho vay.
Sản phẩm
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn mang tính truyền thống, chưa thật sự đa dạng về chủng loại, tính tiện ích chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng. Điển hình :
Sản phẩm cho vay tín chấp : do vay tín chấp chứa đựng nhiều rủi ro nên
tiếp cận nguồn vốn vay mà không có TSĐB.Đồng thời hạn mức vay còn quá ít so với các NHTMCP khác.
Bảng 3.9 Bảng so sánh cho vay tín chấp của Vietinbank và các NHTMCP
Ngân hàng Hạn mức cho vay tối đa Lãi suất
Vietinbank
12 tháng lương nhưng không quá 50 Triệu. Thời hạn vay
không quá 36 tháng
14 %/năm, thay đổi 3 tháng/lần An Bình 200 triệu đồng, thời hạn vay tới
5 năm Cạnh tranh, < 1%/tháng LienVietBank 500 triệu đồng (18 tháng lương) thấp nhất 12%/năm
Seabank 300 - 500 triệu đồng 14%/năm
ACB 250 triệu đồng 15,5%/năm
VIBank 200 triệu đồng 12 - 15%/năm
Sản phẩm cho vay thế chấp :
Tại Vietinbank, cũng đưa ra các sản phẩm CVTD thế cấp mua nhà ở, đất ở, nhà dự án, mua xe ô tô…nhưng danh mục sản phẩm chưa sâu và đa dạng,chỉ là những sản phẩm truyền thống chứ chưa kết hợp theo kiểu gói sản phẩm và các dịch vụ bổ sung.Chi nhánh chưa có các hình thức khuyến mại hấp dẫn như: ANZ khuyến mãi khách hàng vay mua nhà sẽ được giảm 0,68% mỗi năm lãi suất cho năm đầu tiên, thời hạn vay kéo dài tới 20 năm và được vay trên 70% giá trị tài sản. Với chương trình “Tri ân khách hàng thân thiết”, Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) giảm tới 10% lãi vay và giảm 50% phí, đặc biệt ưu đãi cho vay tới 100% giá trị tài sản thế chấp đối với BĐS.
Cơ quan pháp luật cấp địa phương và Nhà nước chưa hoàn thiện:
Việc chậm trễ trong thủ tục phát mãi tài sản đảm bảo của Tòa án làm cho chi nhánh tốn một chi phí cơ hội khi không thu hồi được nợ, vốn tồn đọng. Với đối tương là khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, TSĐB là GCNQSDĐ thì công tác cấp
giấy cũng như thời gian và thủ tục cấp GCNQSDĐ và GCNQSHN còn nhiều hạn chế, chậm chạp và nhiêu khê. Thời gian đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản dài do chưa có dự thống nhất giữa các cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo làm kéo dài thời gian tiến hành các thủ tục cần thiết trước khi giải ngân.Vì vậy làm ảnh hưởng tới thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn ( hồ sơ tài sản đảm bảo) của NH, làm chậm tốc độ giải quyết một khoản vay tiêu dùng dù là số tiền vay ít hay nhiều.
Một số địa phương chưa có cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm nên ảnh hưởng tới việc giải ngân của NH.
Trường hợp thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai như các dự án xây dựng chung cư, vila…NH khó để có được giấy xác nhận của cơ quan chủ đầu tư về việc giao bản gốc chứng nhận quyền sử dụng đất/ giấy CNQSHN cho NH lưu giữ ngay khi phát hành đối với TS đang thế chấp tại NH.
Thủ tục công chứng còn rườm rà và các phòng công chứng chưa thống nhất với nhau trong việc quy định loại giấy tờ công chứng, về thẩm quyền, trình tự và thủ tục trong việc chứng thực đặc biệt là các hợp đồng thế chấp bảo lãn bằng quyền sử dụng đất , tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Việc cho vay du học còn nhiều khó khăn do chưa có quy định đầy đủ và đồng bộ về việc cho vay bằng ngoại tệ.