NỘI DUNG HỌC TẬP: 1.Tổng quan về bệnh viện.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý và tổ chức y tế phần 1 – BS nguyễn miền (Trang 35 - 36)

C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết

B.NỘI DUNG HỌC TẬP: 1.Tổng quan về bệnh viện.

1.Tổng quan về bệnh viện. 1.1.Đinh nghĩa bệnh viên:

Theo tổ chức Y tế thế giới “ Bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú. Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học”

1.2.Chức năng chính của bệnh viện

- Cấp cứu, khám bênh, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng và phục hồi chức năng. - Đào tạo, huấn luyện cán bộ ý tế, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình họ. - Nghiên cứu khoa học về y tế.

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật bằng cách giúp đỡ tại chỗ, cố vấn, chuyển giao công nghệ, nâng cao tay nghề và chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch, tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

- Hợp tác quốc tế mở rộng mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm nhằm từng bước xây dựng bệnh viện hiện đại.

- Quản lý kinh tế trong y tế theo định hướng hạch toán, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao các nguồn kinh phí, ngân sách nhà nước cấp, bảo hiểm y tế, viện phí, việc trợ.

1.3.Tổ chức hệ thống bệnh viện.

Bệnh việc được phân ra thành nhiều tuyến như sau:

- Ở tuyến trung ương: quản lý về hành chính nhà nước có Vụ Điều trị Bộ Y tế. Quản lý về chuyên môn có các viện đa khoa và chuyên khoa đầu ngành.

- Ở tuyền tỉnh: quản lý về hành chính nhà nước có Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Y tế. Quản lý về mặt chuyên môn có các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.

- Tuyến huyện: Quản lý về hành chính nhà nước có UBND huyện. Thực hiện và quản lý về chuyên môn có Trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa.

- Các Trạm y tế có một số giường lưu để phục vụ công tác khám chữa bệnh tại Trạm. - Ngoài ra còn có các bệnh viện thuộc bộ ngành khác.

1.4.Phân loại bệnh viện

Theo thông tư 23/2005/TT-BYT ngày 25 tháng 8 năm 2005 của Bộ Y tế hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế. Căn cứ để xếp hạng dựa trên Tiêu chuẩn và Bảng xếp điểm như sau:

+ Tiêu chuẩn:

- Nhóm tiêu chuẩn I: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ (10 điểm). - Nhóm tiêu chuẩn II: Quy mô và nội dung hoạt động (20 điểm). - Nhóm tiêu chuẩn III: Cơ cấu lao động và trình độ cán bộ (35 điểm).

- Nhóm tiêu chuẩn IV: Khả năng chuyên môn, hiệu quả chất lượng công việc.(15 điểm).

- Nhóm tiêu chuẩn V: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. (20 điểm).

Theo tinh thần của thông tư này, Bộ Y tế đã sửa đổi phân loại bệnh viện thành 5 hạng dựa theo tổng số điểm mà bệnh viện đạt được theo các tiêu chuẩn nêu trên.

- Bệnh viện hạng đặc biệt: Là bệnh viện đạt được 100 điểm và các tiêu chuẩn của hạng đặc biệt.

- Bệnh viện hạng I: Là bệnh viện đạt được từ 90-100 điểm. - Bệnh viện loại II: Là bệnh viện đạt được từ 70-89 điểm. - Bệnh viện loại III: Là bệnh viện đạt được từ 40-69 điểm. - Bệnh viện loại IV: Là bệnh viện đạt được dưới 40 điểm.

Tùy loại hình bệnh viện, trực thuộc Bộ Y tế hoặc trực thuộc địa phương, hoặc các bộ khác, việc xét duyệt hạng sẽ do Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Bộ chủ quản quyết định.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý và tổ chức y tế phần 1 – BS nguyễn miền (Trang 35 - 36)