Y tế huyện, quận, thị xã (Y tế cấp Huyện) 1 Khái niệm, vị trí tính chất:

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý và tổ chức y tế phần 1 – BS nguyễn miền (Trang 27 - 29)

C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết

2. Y tế huyện, quận, thị xã (Y tế cấp Huyện) 1 Khái niệm, vị trí tính chất:

2.1. Khái niệm, vị trí tính chất:

Tuyến y tế huyện, quận, thị xã hiện nay theo một loại hình tổ chức thống nhất là Trung tâm Y tế (TTYT) ở những vùng khó khăn chưa đủ điều kiện chia tách. Còn ở những nơi có điều kiện thì Y tế cấp huyện bao gồm Phòng Y tế cấp huyện, BVĐK cấp huyện, TT YTDP cấp huyện, Ba tổ chức này chúng ta đã được học trong bài “Hệ thống tố

chức Ngành Y tế và Hệ thống tố chức Ngành Điều dưỡng Việt Nam.” ở bài này chúng ta nghiên cứu tổ chức TT Y tế cấp huyện.

Trung tâm Y tế là một tổ chức chuyên môn kỹ thuật, một đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được Nhà nước cấp kinh phí và mở tài khoản tại ngân hàng. TTYT huyện thị được thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức sự nghiệp y tế hiện có của huyện, thị (Bệnh viện huyện, phòng y tế, đội vệ sinh phòng dịch – chống sốt rét, đội Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa gia đình (BVSKBMTE – KHHGĐ),nhà hộ sinh khu vực, phòng khám đa khoa khu vực…).

TTYT là tổ chức thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực, chỉ đạo của UBND huyện về xây dựng kế hoạch (nhiệm vụ quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn huyện được chuyển cho UBND huyện).

2.2. Tổ chức Trung tâm Y tế huyện

TTYT huyện gồm các bộ phận:

- Bộ máy lãnh đạo (Ban Giám đốc TTYT): gồm một giám đốc và 2 – 3 phó Giám đốc. Giám đốc, phó Giám đốc do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có sự thảo luận bằng văn bản của chủ tịch UBND huyện. Giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của trung tâm, trực tiếp chỉ đạo quy hoạch, kế hoạch, tổ chức cán bộ, phong trào thi đua. Phó giám đốc phụ trách giám đốc trong một số lĩnh vực do giám đốc phân công, như công tác khám và điều trị, khoa học kỹ thuật, công tác dược, y học dự phòng, màng lưới y tế cơ sở, công tác hành chính quản trị, hậu cần.

Bộ máy giúp việc giám đốc trung tâm gồm có: - Phòng kế hoạch – Nghiệp vụ

- Phòng Tài Vụ

- Phòng Tổ chức – Hành chính.

Các tổ chức cấu thành TTYT huyện bao gồm:

- Đội Y tế dự phòng: thực hiện công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, bứu cổ và các bệnh xã hội.

- Đội BVSKBMTE/ KHHGĐ.

- Đội y tế lưu động: ở các huyện vùng cao, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. - Bệnh viện huyện – các khoa lâm sàng và cận lâm sàng:

+ Phòng khám bệnh đa khoa trung tâm

+ Các khoa: Ngoại Sản; Nội – Y học cổ truyền, Nhi – Hồi sức cấp cứu; Truyền nhiễm; Cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm, x quang, dược, vật tư y tế…).

+ Phòng khám bệnh đa khoa khu vực ở những huyện sáp nhập, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

- Tổ chức trạm y tế xã.

- Xây dựng kế hoạch phát triển y tế hàng năm của huyện và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

- Thực hiện các nhiệm vụ về khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, bướu cổ, quản lý thai sản, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về KHHGĐ, cung ứng thuốc, đặc biệt là thuốc thiết yếu cho cộng đồng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị y tế công, nông, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan, trường học…đóng trên địa bàn, nhằm làm tốt công tác chăm sóc và BVSK nhân dân, đặc biệt là nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ).

- Quản lý tổ chức, cán bộ, kinh phí, dược, vật tư trang thiết bị y tế tuyến huyện và tuyến y tế cơ sở.

- Giúp ủy ban nhân dân huyện thực hiện kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong hoạt động y tế Nhà nước và các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn, theo các quy định của Nhà nước và sự phân cấp của tỉnh.

- Xây dựng, củng cố mạng lưới y tế từ huyện đến xã, phường, thị trấn, thôn ấp, làng, bản…và hướng dẫn, kiểm tra các mặt hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đối với các trạm y tế cơ sở.

- Xây dựng và có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế; đảm bảo cơ cấu hợp lý, thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ y tế trong huyện.

- Tổng kết việc việc dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác khám chữa bệnh, dự phòng và phong trào y tế cơ sở để phổ biến, áp dụng.

- Chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể, quần chúng trong huyện để làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do ủy ban nhân dân huyện và sở y tế giao.

2.4. Các nội dung quản lý chính sách của TTYT huyện:

- Quản lý kế hoạch. - Quản lý nhân lực. - Quản lý thông tin y tế. - Quản lý chuyên môn.

- Quản lý vật tư, trang thiết bị y tế. - Quản lý dược.

- Quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý và tổ chức y tế phần 1 – BS nguyễn miền (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)