C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Phần 1: Câu hỏi điền khuyết
3. Tuyến y tế xã, phường, thị trấn (Trạm y tế cơ sở): 1 Khái niệm :
3.1. Khái niệm:
Trạm y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống Y tế Nhà nước. Trạm y tế cơ sở bao gồm các trạm y tế xã, phường, thị trấn, hay y tế của các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học.
3.2. Tổ chức biên chế
Trạm y tế cơ sở được tổ chức theo địa bàn cụm dân cư, địa giới hành chính và theo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và khả năng ngân sách của cộng đồng. Cán bộ phụ trách có năng lực quản lý.
-Các bộ phân tổ chức: trạm y tế cơ sở thường có ba bộ phận: +Vệ sinh, phòng dịch.
+Điều trị và hộ sinh. +Dược .
-Biên chế cán bộ y tế ở trạm : được xác định dựa theo: +Địa bàn hoạt đông
+Số lượng dân cư (tốt nhất cư 100 dân có một cán bộ y tế ) + Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.
Cụ thể hiện nay được bố trí như sau:
3.2.1. Khu vực đồng bằng, trung du:
•Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ 4 đến 5 cán bộ y tế gồm:
1-2 bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (1 sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạm 1 biết về y học dân tộc )
1-2 y sĩ đa khoa (biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học 1 y tá trung học hay sơ học
•Những xã trên 8000-12000 dân bố trí 5-7 cán bộ y tế bao gồm:
1-2 bác sĩ y sĩ đa khoa(1 sâuvề cộng đồnglàm trưởngtrạm và 1 biết về y học dân tộc) 1-2 y sĩ đa khoa (biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học
1 nữ hộ sinh trung học hoặc sơ học 1-2 y tá trung học hay sơ học
•Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa 8 cán bộ y tế gồm:
2-3 bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (1 sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạmvà 1 biết về y học dân tộc)
1-2 y sĩ đa khoa ( biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hoặc sơ học 1 nữ hộ sinh trung học hay sơ học
1-2 y tá trung học hay sơ học
3.2.2. Khu vực miền núi, tây nguyên, biên giới, hải đảo
• Xã dưới 3000 dân được bố trí đến 6 cán bộ y tế gồm:
1 bác sĩ hoặc 1 y sí đa khoa sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạm
2-3 y sí đa khoa (biết thêm về sản nhi) hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học 2 y tá trung học hay sơ học
• Xã có 3000 dân trở lên được bố trí 6 đến 8 cán bộ y tế gồm:
1 bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa sâu về y tế cộng đồng làm trưởng trạm
2-3 y sĩ đa khoa ( biết thêm về sản nhi)hoặc nữ hộ sinh trung học hay sơ học 2-3 y tá trung học hay sơ học biết về nữ hộ sinh
• Ở vùng cao , vùng sâu , vùng xa xôi hẻo lánh :
Chỉ bố trí 1-2 cán bộ y tế, số cán bộ còn lại được phân công về các bản , buôn , làng, ấp và định kỳ tổ chức giao ban tại trạm
* Khu vực thành phố , thị xã , thị trấn : các phường , thị trấn và những xã có phòng khám khu vực đóng: số lượng cán bộ y tế được bố trí 2-3 người.
* Những nơi có bác sĩ thì bố trí vào vị trí chủ chốt , những nơi chưa có thì phải xây dựng kế hoạch đào tạo bác sĩ đa khoa có kiến thức về y tế công cộng
* Ngoài số cán bộ y tế trong biên chế định mức Nhà nước của từng trạm y tế , nếu nhu cầu cần thêm cán bộ y tế thì UBND xã , phường…. có thể ký hợp đồng với cán bộ y tế khác có nhu cầu làm việc và thù lao xã hội tự lo.
3.3. Chức trách cá nhân:
3.3. 1. Nhiệm vụ chức trách của trưởng trạm:
- Quản lý mọi mặt hoạt động của trạm; . Vệ sinh phòng dịch;
. Cải tạo môi trường; . . Chữa bệnh;
. Quản lý bệnh xã hội;
. Bảo vệ BMTE và KHHGĐ;
- Phát triển thuốc Nam và cung cấp thuốc;
- Điều hành các công việc cụ thể hàng ngày của trạm, đề ra chương trình hoạt động y tế hàng năm, quý, tháng và tổ chức thực hiện nhằm đạt mục tiêu cơ bản của ngành đã đề ra.
- Phối hợp với các ngành địa phương cùng nhau thực hiện chiến lược bảo vệ và quản lý sức khỏe.
- Làm tham mưu cho các cấp ủy đảng và chính quyền trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Đảm bảo hoạt động cho ban chỉ đạo các chương trình y tế ở địa phương.
3.3. 2 . Nhiệm vụ chức trách của Y Bác sĩ:
- Khám và lập hồ sơ sức khỏe cho các đối tượng ưu tiên. - Khám chữa bệnh cho nhân dân hàng ngày;
- Định kỳ theo dõi chăm sóc chữa bệnh cho bệnh nhân về bệnh mãn tính và bệnh xã hội tại nhà;
- Kiểm tra hồ sơ sức khỏe đã lập và bổ sung cho hoàn chỉnh;
- Thực hiện chữa bệnh tại nhà kết hợp thăm gia đình để giáo dục sức khỏe hoặc thăm trường học, nhà trẻ.
- Vận động và phát triển hội viên Hội Chữ thập đỏ.
3.3. 3. . Nhiệm vụ chức trách của Lương y hoặc Y sĩ YHDT:
- Khám và chữa bệnh cho nhân dân bằng thuốc Nam và châm cứu; - Chế biến dược liệu theo phương pháp cổ truyền;
- Phối hợp với dược tá chăm sóc vườn thuốc nam của trạm;
- Kết hợp với Dược tá vận động nhân dân trồng dược liệu, thu mua, bảo quản chế biến dược liệu ở địa phương.
- Phát hiện các kinh nghiệm chữa bệnh bằng phương pháp dân gian và bằng dược liệu ở địa phương.
3.3. 4.Nhiệm vụ chức trách của Nữ hộ sinh hay Y sĩ sản nhi:
- Thăm thai cho thai phụ, thử Albumin niệu ghi vào hồ sơ và phiếu sức khỏe của bà mẹ; - Nắm vững những người có thai và dự kiến trẻ trong tháng, những thai phụ dự kiến đẻ khó thì chuyển lên tuyến trên;
- Mỗi tuần thăm vài gia đình thai phụ;
- Đỡ đẻ an toàn cho mẹ, chăm sóc chu đáo cho trẻ sơ sinh;
- Giáo dục, vận động sinh đẻ có kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức các biện pháp tránh thai để làm giảm tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên, vận động hướng dẫn nuôi con khỏe;
- Chữa bệnh cho thai phụ cũng như chữa các bệnh phụ khoa thông thường; - Tổ chức hàng năm vài ba đợt đặt vòng tránh thai cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; - Thăm nhà trẻ một tháng một lần.
3.3. 5.Nhiệm vụ chức trách của Điều dưỡng:
- Giúp Bác sĩ trong các nhiệm vụ lập hồ sơ sức khỏe và khám chữa bệnh; - Lấy một số tiêu bản về phân, đờm, máu;
- Thực hiện việc chữa bệnh ở nhà theo y lệnh của Bác sĩ;
- Vận động và hướng dẫn các gia đình thực hiện các chương trình y tế đang thực hiện ở địa phương;
- Theo dõi những bệnh nhân bị bệnh xã hội tại nhà để báo Y, Bác sĩ kịp thời.
3.3. 6. Nhiệm vụ chức trách của dược tá:
- Giúp Y, Bác sĩ trong việc lập hồ sơ sức khỏe và khám chữa bệnh;
- Quản lý cửa hàng dược, kinh doanh thuốc, đảm bảo cung cấp đủ thuốc thiết yếu để phòng và chữa bệnh cho nhân dân;
- Chăm sóc vườn thuốc của trạm;
- Theo dõi việc trồng cây thuốc trong xã, hằng tuần thăm một vài gia đình để vận động họ, trồngkhóm thuốc gia đình;
- Phối hợp với trường PTCS để vận động trồng cây thuốc ở vườn trường. - Phối hợp với hội phụ lão để vận động trồng cây thuốc và nuôi động vật làm thuốc; - Thường xuyên báo cáo tình hình phát triển dược liệu và nguồn dược liệu ở địa phương cho trưởng trạm;
- Thu mua dược liệu để sản xuất các dạng thuốc đơn giản phục vụ cho nhu cầu địa phương, sơ bộ chế biến để bán cho các nơi có nhu cầu.