Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 96 - 97)

Trong bất cứ tình huống nào, con người vẫn luôn là nhân tố quan trọng và tiên quyết đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tài chính ngân hàng, phi ngân hàng khác, thì vấn đề có ý nghĩa quyết định chính là đội ngũ nhân lực của ngân hàng.

Tính đến thời điểm 31/12/2009, số lao động thực tế sử dụng của VCB là 10.340 người, trong đó 75% có bằng đại học, 5,3% có bằng trên đại học. Với tinh thần nguồn nhân lực luôn luôn là yếu tố quan trọng trong sự thành công của VCB, trong năm 2010 VCB luôn chú trọng công tác nhân sự : xây dựng quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động luân chuyển cán bộ, nhằm xây dựng và ngày càng kiện toàn đội ngũ cán bộ giỏi nghề, tâm huyết với công việc, có ý thức đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, để có được nguồn nhân lực đủ năng lực cần thiết cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, ngân hàng còn cần phải có chiến lược lâu dài trong việc đầu tư vào con người. Cụ thể :

Thứ nhất : Chất lượng nhân viên phải được kiểm soát ngay từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc. Đối với những cán bộ được tuyển dụng cho công tác phòng ngừa RRLS của ngân hàng, cần phải lựa chọn những nhân viên giỏi, có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu những kiến thức về kinh tế, tài chính, pháp lý, đặc biệt là kỹ thuật đo lường RRLS, kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng nên có chính sách cụ thể trong việc thu hút, trọng dụng người tài (đãi ngộ cán bộ theo

năng lực, trình độ, hiệu quả công việc…), tạo điều kiện các sáng kiến của nhân viên được phát huy hiệu quả.

Thứ hai : Cán bộ sau khi được tuyển dụng sẽ được bố trí theo nguyên tắc đúng người đúng vị trí đểhoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất.

Thứ ba : Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng của công tác tuyển dụng, bố trí nhân sự phù hợp, cũng nên không ngừng rà soát, tạo điều kiện để cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các các kỹ năng thông qua các chương trình, kế hoạch đào tạo trong và ngoài nước. Để cán bộ nhân viên thực sự quan tâm đến việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, các ngân hàng cần có cơ chế khuyến khích bằng cách hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí, thực hiện chế độ khen thưởng, đề bạt đối với những nhân viên học tập đạt kết quả tốt và có khả năng vận dụng tốt trong thực tế công tác. Đối với các mảng hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu, mang tính hệ thống như tín dụng, thanh toán XNK, thẻ, kho quỹ, ngoại ngữ … phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trên toàn hệ thống đảm bảo tính nhất quán, chuẩn hoá trong hoạt động nghiệp vụ. Qua các khoá đào tạo này giúp cho VCB có được một đội ngũ cán bộ có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường kinh doanh hiện đại, có tính hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.doc (Trang 96 - 97)