1.2.4.1 Biện pháp nội bảng.
Nguyên nhân của RRLS là do sự mất cân đối kỳ hạn giữa TSC và TSN và sự biến động của lãi suất thị trường. Vì vậy , một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa RRLS là cố gắng duy trì sự cân xứng về kỳ hạn TSC và
TSN. Tuy nhiên ngoài việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn để bảo toàn vốn, đối với những ngân hàng có kinh nghiệm và khả năng quản lý tốt, họ sẽ lợi dụng chính sự biến động của lãi suất để tìm kiếm lợi nhuận. Ngân hàng sẽ thường xuyên điều chỉnh chênh lệch kỳ hạn giữa TSC và TSN nhạy cảm dựa trên các dự báo tin cậy về lãi suất của ngân hàng. Cụ thể như sau :
Thay đổi lãi suất dự tính ( DDuy trì A – kDL )
Chiến lược quản lý
Kết quả Lãi suất tăng => ngân hàng gặp rủi ro
khi ( DA – kDL ) > 0 DA – kDL < 0 Giảm DA và tăng
DL E tăng
Lãi suất giảm => ngân hàng gặp rủi ro
khi ( DA – kDL) < 0 DA – kDL > 0 Tăng DA và giảm
DL E tăng
Trường hợp 1 : Ngân hàng có kì hạn dương (DA – k.DL > 0), ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu lãi suất tăng. Lúc này, ngân hàng cần điều chỉnh bảng cân đối sao cho DA – k.DL < 0 bằng cách giảm DA và tăng DL.
• Tăng kì hạn của TSN bằng cách phát hành thêm công cụ nợ với kì hạn dài, tăng cường huy động vốn trung và dài hạn.
• Giảm kỳ hạn của TSC bằng cách :
- Bán bớt các chứng khoán dài hạn, đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn - Bán các khoản cho vay dài hạn. Nhưng việc này ít khả thi. Vì với các khoản tín dụng chất lượng tốt thì ngân hàng không muốn bán, còn những khoản tín dụng chất lượng xấu thì lại khó bán và nếu bán được thì giá cũng rất thấp. - Một giải pháp mới để giảm kỳ hạn TSC của ngân hàng là chứng khoán hóa các khoản cho vay dài hạn. Đây là một giải pháp mới để điều chỉnh bảng cân đối của ngân hàng. Chứng khoán hóa là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập cao bằng tiền trong tương lai (như các khoản phải thu, các khoản nợ ) chuyển đổi thành trái phiếu, hay gọi chung là chứng khoán và đưa ra giao dịch trên thị trường. Ngân hàng sẽ bán những chứng khoán này cho các nhà đầu tư để thu về nhanh chóng các khoản nợ đó. Về phía các nhà đầu tư, khi cầm chứng khoán này trong tay họ sẽ trở thành chủ nợ mới và có quyền đòi cả gốc và lãi khi giấy nợ đã đến hạn.
Nghiệp vụ chứng khoán hóa sẽ làm rút ngắn kì hạn tài sản của ngân hàng, làm giảm bớt nhạy cảm của tài sản ngân hàng trước những thay đổi của lãi suất thị trường chứng khoán hóa được xem là công cụ hữu hiện trong việc quản lý rủi ro lãi suất, giúp ngân hàng dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư để làm cân xứng kì hạn giữa TSC và TSN
Trường hợp 2 : Ngân hàng có DA – k.DL < 0, ngân hàng sẽ gặp rủi ro
khi lãi suất giảm. Lúc này, ngân hàng cần điều chỉnh sao cho DA- k.DL > 0, bằng cách tăng DA và giảm DL.
Những biện pháp này tuy có thể tác động trực tiếp lên BCĐ của ngân hàng nhưng ngân hàng không thể chủ động hoàn toàn mà lại gây tốn kém lớn cho ngân hàng. Để phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng có thể sử sụng các công cụ khác không tác động trực tiếp tới BCĐ của ngân hàng, đó là các biện pháp phòng ngừa ngoại bảng.
1.2.4.2 Biện pháp phòng ngừa ngoại bảng
• Ngân hàng tập hợp các khoản nợ Người mua B Tổ chức phát hành chứng khoán Nợ 2 Nợ n Người mua N Nghiệp vụ phòng ngừa RRLS Hợp đồng
quyền chọn Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng kỳ
hạn Hợp đồng tương lai
HĐ quyền chọn trái phiếu HĐ quyền chọn lãi suất ( Cap , floor, collar ) HĐ kỳ hạn trái phiếu
HĐ kỳ hạn tiền gửi HĐ kỳ hạn lãi suất
• Phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng kì hạn.
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định đã thỏa thuận từ hôm nay. Ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn để tìm kiếm lợi nhuận nhằm bù đắp thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra. Ngân hàng có thể bán hoặc mua để phòng ngừa rủi ro. Các loại hàng hóa được lựa chọn là những loại hàng hóa khi lãi suất thay đổi sẽ tác động mạnh tới giá hàng hóa đó như trái phiếu, tiền gửi, lãi suất.
- Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu:
Nếu ngân hàng dự đoán lãi suất tăng trong tương lai : ngân hàng sẽ
bán kỳ hạn trái phiếu theo giá hiện tại. Khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu sẽ giảm. Nếu lãi suất thị trường tăng đúng như dự đoán, ngân hàng sẽ bán trái phiếu cho người mua theo giá đã thỏa thuận. Ngược lại, nếu ngân hàng dự đoán lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ mua kỳ hạn trái phiếu để phòng ngừa rủi ro.
- Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi (Forward Forward Deposit – FFD)
Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại, theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi 1 số tiền nhất định bằng một loại tiền nhất định trong 1 khoảng thời gian từ t1 đến t2 trong tương lai với mức lãi suất nhất định. Hợp đồng kỳ hạn bao gồm mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi và bán hợp đồng kỳ hạn tiền gửi.
Ngân hàng dự báo lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên trong khi GAP < 0, ngân hàng sẽ mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi với mức lãi suất thỏa thuận. Nếu lãi suất thực tế sau đó cao hơn lãi suất thỏa thuận, ngân hàng sẽ không bị thiệt hại.
Ngân hàng dự báo lãi suất thị trường giảm trong khi GAP > 0, ngân hàng sẽ bán hợp đồng kỳ hạn tiền gửi với lãi suất thỏa thuận.
- Hợp đồng kỳ hạn lãi suất ( Forward rate agreement : FRA)
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm t0, trong đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một mức lãi suất nhất định trong khoảng
thời gian từ t1 đến t2 trong tương lai
Tại thời điểm t1 : so sánh lãi suất đã ấn định tại t0 với lãi suất hiện hành cho thời hạn từ t1 đến t2 ( lãi suất so sánh ) :
+ Nếu lãi suất so sánh > lãi suất ấn định, bên bán ( bên gửi tiền ) phải thanh toán cho bên mua phần chênh lệch.
+ Nếu lãi suất so sánh < lãi suất ấn định, bên mua ( bên nhận tiền ) phải thanh toán cho bên bán phần chênh lệch.
Nghiệp vụ FRA khác với nghiệp vụ FFD là trên thực tế không diễn ra việc nhận và gửi tiền, các bên tham gia chỉ thanh toán cho nhau phần chênh lệch về lãi suất tính trên giá trị của hợp đồng. Nghiệp vụ FRA cũng bao gồm mua FRA và bán FRA.
Bảng : Ngân hàng sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa RRLS
Trạng thái Δi HĐ kỳ hạn trái
phiếu HĐ kỳ hạn tiền gửi
HĐ kỳ hạn lãi suất DA > k. DL >0 Bán kỳ hạn trái
phiếu Mua kỳ hạn lãi suất
Mua kỳ hạn lãi suất DA < k. DL <0 Mua kỳ hạn trái phiếu Bán kỳ hạn tiền gửi Bán kỳ hạn lãi suất
VD : Tại 10/2008 , NHTM có A = 100 tỷ, DA = 3năm, L = 80 Tỷ , DL = 2 năm. Lãi suất thị trường : 10%/năm. Trái phiếu chính phủ có thời lượng 2,5 năm, giá trị 10 triệu/ trái phiếu. HĐKH TG ghi mức lãi suất 10%. Ngân hàng dự đoán lãi suất thị trường tăng 2 % trong 3 tháng nữa.
DA > kDL => ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường tăng. - Thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất tăng :
( ) ( ) i i A k D D E A L + ∆ ⋅ ⋅ ⋅ − − = ∆ 1 = - 100( 3 - 100 80 2 ) (1 0,1) 02 , 0 + = -2,55 tỷ - Để phòng ngừa RRLS, ngân hàng có thể sử dụng các hợp đồng kỳ hạn như sau : + Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu :
∆P = - P. D . ( )i i + ∆ 1 = -10 × 2.5 ×(1 0,1) 02 , 0 + = - 0.45 tr
Vậy khi lãi suất tăng lên 2 % thì giá mỗi trái phiếu CP giảm 4.5 tr. Để bù đắp rủi ro, hôm nay ngân hàng phải ký hợp đồng kỳ hạn bán trái phiếu chính phủ. Lợi nhuận thu được từ hợp đồng này phải bằng số thiệt hại của ngân hàng do gặp rủi ro lãi suất. Mà lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn bán trái phiếu bằng ∆P × N => ∆P × N = ∆E (N là số lượng trái phiếu giao dịch)
=> Số trái phiếu giao dịch : N = ∆E/ ∆P = 2550/ 0.45 = 5600 TP.
+ Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi :
Để phòng ngừa rủi ro, hôm nay NH mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi để được nhận tiền gửi trong tương lai với mức lãi suất 10%. Mức lợi nhuận NH sẽ nhận được nếu thực hiện HĐ là F = L × ( 0,12 – 0.1) . Với L là số tiền gửi NH sẽ được nhận.
Mức lợi nhuận từ hợp đồng tiền gửi phải đúng bằng thiệt hại của ngân hàng khi gặp rủi ro lãi suất => F = ∆E hay L × ( 0,12 – 0.1) = ΔE
=> L = ∆E/ 0.02 = 2,55 / 0.02 = 127,5 tỷ .
Vậy hôm nay NH X sẽ mua HĐKHTG 127,5 tỷ, thời hạn của HĐ là từ 1/ 2009 đến 1/2010. Vào 1/2009, NH sẽ nhận số tiền gửi là 127,5 tỷ, với mức lãi suất đã ấn định là 10%, cho dù lãi suất trên thị trường vào 1/2009 là bao nhiêu.
+ Hợp đồng kỳ hạn lãi suất :
Để phòng ngừa rủi ro, hôm nay ngân hàng cũng có thể tiến hành mua kỳ hạn 3 tháng lãi suất trên số tiền hư cấu là 127,5 tỷ, với mức lãi suất <= 10%. Sau 3 tháng, nếu lãi suất thực tế tăng lên 12%, thì người bán ( người gửi tiền ) sẽ thanh toán cho ngân hàng khoản chênh lệch là 127,5 × 2% = 2,55 tỷ, để ngân hàng bù đắp vào khoản lỗ do RRLS.
• Phòng ngừa RRLS bằng hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai là 1 thỏa thuận giữa 2 bên để mua hoặc bán 1 tài sản tại 1 thời điểm nhất định trong tương lai với 1 mức giá nhất định.
Hợp đồng tương lai cũng giống hợp đồng kỳ hạn, bao gồm hợp đồng
tương lai trái phiếu, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai tiền gửi. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai có nhiều điểm khác biệt với hợp đồng kỳ hạn :
Thứ nhất : Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trực tiếp giữa hai chủ thể, còn hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường chính thức. Vì vậy nên việc chuẩn hóa hợp đồng là điều quan trọng .
Thứ hai : Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về hàng hóa ( chỉ bao gồm 1 số loại nhất định ), quy mô hợp đồng, thời gian đáo hạn và nơi giao hàng, giá cả (được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường). Do đó, hàng ngày người mua và người bán phải quyết toán với nhau những thay đổi của giá trị hợp đồng. Để thực hiện việc này, các nhà đầu tư phải duy trì khoản ký quỹ với môi giới.
Thứ ba : So với hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn (do có thể mua, bán lại hợp đồng ), tính an toàn cao hơn ( do thực hiện trên thị trường chính thức ).
VD : NHTM có A = 100 tỷ, DA = 3năm, L = 80 Tỷ , DL = 2 năm, lãi suất thi trường là 10%. Ngân hàng đang sở hữu trái phiếu chính phủ thời lượng 2,5 năm, giá trị : 10 triệu đồng/1 trái phiếu. Ngân hàng dự báo lãi suất thị trường sẽ tăng 3 %. Một hợp đồng tương lai gồm 100 trái phiếu.
Ngân hàng có DA - k. DL = 1,4 > 0 => ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất thị trường tăng. Thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất tăng :
( ) ( ) i i A k D D E A L + ∆ ⋅ ⋅ ⋅ − − = ∆ 1 = - 100( 3 - 100 80 2 )(1 0,1) 03 , 0 + = - 3,47 tỷ = 3470 triệu
Sự giảm giá của trái phiếu CP khi lãi suất tăng trong tương lai
∆P = - P. D ( )i i + ∆ 1 = -10 × 2.5 × (1 0,1) 03 , 0 + = - 0,62 triệu
Để bù đắp rủi ro, hôm nay ngân hàng phải tiến hành bán một số lượng hợp đồng tương lai trái phiếu sao cho ΔE = ΔF ( ΔF là thay đổi giá trị của hợp đồng tương lai trái phiếu ). Lợi nhuận thu được từ hợp đồng tương lai này sẽ bù đắp 3,47 tỷ thiệt hại của ngân hàng do gặp rủi ro lãi suất.
ΔF = 100. ∆P. N ( N là số lượng hợp đồng tương lai ).
ΔE = ΔF => ΔE = 100. ∆P. N => N = ΔE/ 100. ∆P = 3470 / 100. 0,62 = 56 hợp đồng
Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tiến hành mua tương lai tiền gửi hoặc mua tương lai lãi suất với tổng giá trị là ΔE/Δi = 3,47/ 0,03 = 115,67 tỷ. Mức lãi suất thỏa thuận <= 10%. Khi lãi suất thực tăng lên 3% thì ngân hàng sẽ giảm được chi phí huy động ( hợp đồng tương lai tiền gửi) hoặc nhận được khoản bù chênh lệch ( hợp đồng tương lai lãi suất )
• Sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro lãi suất
QC là 1 công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán 1 khối lượng nhất định hàng hóa với một mức giá xác định , vào một thời điểm xác định trước.Người mua QC được quyền lựa chọn khi mức giá trên thị trường có lợi cho mình và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó. Người bán quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng bất cứ khi nào được yêu cầu và được nhận khoản phí quyền chọn.
Phân loại quyền chọn :
Căn cứ vào tính chất đối của quyền chọn: quyền chọn được chia làm hai loại là quyền chọn mua ( call option ) và quyền chọn bán ( put option ).
Căn cứ vào tính chất thời gian của quyền chọn: quyền chọn được chia làm hai loại là quyền chọn Châu Âu và quyền chọn Châu Mĩ. Đối với quyền chọn Châu Âu người nắm giữ quyền chọn chỉ có thể thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn hợp đồng. Với quyền chọn Mĩ thì người nắm giữ quyền chọn có thể thực hiện quyền của mình vào bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn.
Dựa trên sản phẩm của hợp đồng quyền chọn: quyền chọn bao gồm hai loại : quyền chọn trái phiếu và quyền chọn lãi suất.
- Quyền chọn trái phiếu : Có 4 chiến lược cơ bản
+ Mua quyền chọn mua : Nếu ngân hàng có GAP > 0, lãi suất được dự đoán sẽ giảm, tức là ngân hàng có nguy cơ bị tổn thất lợi nhuận. Ngân hàng có thể mua quyền chọn mua trái phiếu tại mức giá cố định S đã thỏa thuận trước.
Nếu lãi suất giảm thì giá chứng khoán tăng lên tới F > S, ngân hàng sẽ thực hiện quyền chọn mua và thu được lợi nhuận = F - S - (quyền phí + thuế)
+ Mua quyền chọn bán: Nếu ngân hàng có GAP < 0 và dự tính lãi suất tăng thì ngân hàng sẽ mua quyền chọn bán tại mức gia thỏa thuận S. Khi lãi suất tăng, thị giá chứng khoán giảm xuống F < S, ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng quyền chọn bán các trái phiếu tại giá S và mua trái phiếu mới tai giá F, thu được khoản lợi nhuận = S – F – ( quyền phí + thuế )
+ Bán quyền chọn mua: Nếu lãi suất được dự đoán sẽ tăng, ngân hàng có thể bán quyền chọn mua ở mức giá thỏa thuận S và thu phí quyền chọn. Khi lãi suất tăng, thị giá trái phiếu giảm xuống F < S và hợp đồng không còn giá trị với người mua, ngân hàng vẫn nhận được lợi nhuận = phí quyền chọn.
+ Bán quyền chọn bán: Nếu lãi suất thị trường được dự đoán sẽ giảm,