Biểu hiện của ngộ độc thủy ngân: bệnh nhân thường có biểu hiện có vị kim loại trong cổ họng, đau bụng, nôn, xuất hiện những chấm đen trên lợi, bệnh nhân bị kích

Một phần của tài liệu đề tài thủy ngân hiểm họa khó lường (Trang 34 - 36)

trong cổ họng, đau bụng, nôn, xuất hiện những chấm đen trên lợi, bệnh nhân bị kích

động, tăng huyết áp, sau 2-3 ngày thường chết vì suy thận. 1.6. Trong một số hóa chất bảo quản

Ở Pakistan, năm 1971 có hơn 6.000 người chết vì thóc bảo quản bằng chất có chứa oxyd TN. Đáng tiếc hơn là sau sự kiện trên không được rút kinh nghiệm, nên năm 1972 lại gây cho 300 người đân Irac chết vì lý do tương tự.

1.7. Trong nha khoa và một số dụng cụ y khoa (nhiệt kế, dụng cụ).

Việc dùng Amalgam đề trám răng đã có từ 1833 do hai anh em người Pháp tên là Crawcowz tìm ra: hợp chất độn amalgam bằng bạc có chứa tới 50% TN. Qua khảo sát

thấy trong máu một số nha sĩ có tỷ lệ TN cao hơn mức bình thường, một số ít có biểu

hiện rối loạn thần kinh trung ương và ngoại biên. Còn với người bệnh được trám răng,

có ý kiến cho rằng: các miếng trám amalgam đã được nhốt kín trong chất này nên an toàn nhưng nếu không làm đúng quy trình kỹ thuật thì TN sẽ rò rỉ, ngắm trực tiếp vào máu và gây hại. Có ý kiến là các nha sĩ nên lưu ý bệnh nhân sau trám amalgam nên nhai kẹo cao su để có thể lấy đi phần nào TN phóng thích từ răng trám. Một nghiên cứu ở Đức năm 1996 thấy nước bọt của 90% bệnh nhân trám răng bằng loại amalgam trên có tý lệ TN cao gấp 5 lần tiêu chuẩn cho phép TN có trong nước uống của châu

Âu.ở Pháp đã có một số nha sĩ bị bệnh nhân kiện vì họ có triệu chứng nhiễm độc TN. ở một số nước Đức, Canada, Úc, Thụy Điển... đã cấm dùng loại amalgam trên và thay

bằng các loại nhựa tổng hợp. Sự thay thế này còn gây nhiều tranh cãi vì dùng loại nhựa này đắt gấp 5 lần và phải thay trong vòng 2-3 năm nhất là tính vô hại của chúng

chưa được chứng minh.

TN có trong một số dụng cụ y khoa: Huyết áp kế, nhiệt kế. Riêng nhiệt kế đo thân làm bằng thủy tinh nên dễ vỡ, làm TN có trong đó thoát ra ngoài thành những hạt

tròn nhỏ lăn tròn trên mặt đất. Nếu không sớm thu hồi, xử lý thì chúng sẽ bốc hơi vào

không khí, xâm nhập vào cơ thê người bằng con đường hô hấp, thắm qua da, gây độc.

2. Một số cách xứ lý và phòng tránh.

2.1. Giải pháp chung: “Kiếm soát nguồn tạo thủy ngân”

Thủ phạm gây ô nhiễm TN còn xuất xứ từ các xưởng hóa chất, từ các bãi khai thác vàng, từ các nhà máy điện chạy bằng than đá, từ các vùng rừng đầm lầy, các lò thiêu, các đồ phế thải ở các bãi rác (pin, bình điện, đèn huỳnh quang, hộp đựng sơn...).

Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới gây ra nạn ô nhiễm TN. Với 440 nhà máy chạy điện bằng than đá đã tạo ra khoảng 48 tấn TN/năm, các lò thiêu và ngành công nghiệp

khai thác đã phun vào bầu khí quyền khoảng 150 tấn TN/năm. Thấy được vấn đề này,

cuối nhiệm kỳ của B. Clinton, chính phủ nước này đã đưa ra kế hoạch cắt giảm 50% lượng TN thải ra từ các nhà máy điện vào năm 2008. Nhiều chính quyền ở các tiểu bang nước Mỹ cũng đặt ra luật riêng nhằm kiểm soát ô nhiễm của TN. Nhiều quốc gia

châu Âu, Canada, Australia và Nhật đã bắt tay vào kiểm soát ô nhiễm TN và giảm

mức sử dụng kim loại này từ 5-10 năm nay.

Hy vọng từ những động thái tích cực trên, mối nguy hại của TN đối với con người ngày càng giảm, tạo sự trong lành cho môi trường sống của con người và động,

thực vật...

2.2. Giải pháp phòng tránh

Phương pháp phòng ngừa thủy ngân từ các hóa chất tổng hợp: dựa trên các nguyên tắc do ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ và Thụy Điện đưa ra và hiện đang được

nhiêu nước trên thê giới thực hiện:

v Tất cả các nhà máy sản xuất Clạ và NaOH cần phải ngừng việc sử dụng điện cực thủy ngân và chuyên hướng sử dụng công nghệ mới.

* Cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu loại ankyl thủy ngân.

* Các thuốc trừ sâu chứa thủy ngân khác cần phải sử dụng hạn chế ở một số vùng chọn lọc.

v Giải độc cho những trầm tích bị nhiễm thủy ngân bằng phương pháp bao phủ các

trầm tích ở đáy nhờ các vật liệu nghiền mịn, mới và có độ hấp phụ cao. Hoặc

chôn giâu các trâm tích trong các vật liệu vô cơ.

2.2.1. Một số biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình để giám thiểu nguy cơ nhiễm

độc thủy ngân tại nhà

- Chọn và dùng các loại sơn cho cả nội thất và ngoại thất không sử dụng thủy ngân.

- Mua các vật dụng gia đình: đồ pha lê, đồ gốm hoặc đồ chơi cho trẻ em có nguồn gốc rõ ràng đề đám bảo không sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu đề tài thủy ngân hiểm họa khó lường (Trang 34 - 36)