Cúc vấn đề ở mắt: Trong nhiễm độc mãn tính, phần trước thủy tỉnh thể (cả

Một phần của tài liệu đề tài thủy ngân hiểm họa khó lường (Trang 32 - 34)

mắt) có thể bị biến từ màu xám nhạt sang xám sẫm hoặc xám đỏ nhạt. Thị lực không giảm.

V._ MỘT SÓ NGUY CƠ NHIỄM ĐỘC THỦY NGÂN HAY GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH PHÒNG TRÁNH

1. Một số nguy cơ nhiễm độc Thúy ngân hay gặp

1.1. Nhiễm độc thủy ngân trong nguồn nước

Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên các muối thủy ngân được dùng trong công nghệ khai khoáng có khá năng làm ô nhiễm nguồn nước.

Quá trình khai thác vàng thủ công với các phương tiện đơn giản nhất như: quặng vàng hỗn hống với thủy ngân sau đó hỗn hợp này sẽ được nung chảy, thủy ngân bốc

hơi, chất còn lại là vàng. Người khai thác hít khí độc đầu tiên, chất thải thủy ngân gây

ô nhiễm môi trường, tích tụ trong cây cối, động vật và từ đó lan sang chuỗi thực phẩm.

Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,001 mgil.

1.2. Nguy cơ nhiễm Thúy ngân từ đèn compact

Được biết, hàm lượng thủy ngân trong một bóng đèn compact trung bình chứa khoảng 5 mg và có kích cỡ bằng hòn bi trong chiếc bút bi. Các nhà sản xuất thừa nhận lượng thủy ngân họ dùng trong hầu hết các bóng compact là 5-6mg cho mỗi bóng.

Với quyết định của Thủ tướng phê duyệt chương trình tiết kiệm điện giai đoạn

2006-2010, đèn huỳnh quang compact (đèn compact) chính thức được phép thay cho đèn dây tóc nóng sáng tại các vị trí thích hợp. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thủy ngân chứa trong loại bóng đèn này rất độc hại với cơ thê.

+ Ké thù giấu mặt:

Các nhà khoa học cho rằng, kẻ thù giấu mặt nằm ở các bãi rác chứa các đèn

compact thải loại. Một lượng nhất định thủy ngân tỏa ra từ các bãi chôn lấp rác ở đưới dạng hơi methyl-mercury (methyl - thủy ngân), thứ có thể đi vào chuỗi thức ăn dễ dàng hơn thủy ngân nguyên tố dạng vô cơ vốn được phát thải trực tiếp từ các bóng đèn

vỡ hoặc các nhà máy nhiệt điện chạy than.

1.3. Mỹ phẩm

Thời trung cổ, nhiều phụ nữ đã chết một cách kỳ lạ mà không ai hiểu tại sao.

Ngày nay, khoa học, sau khi đã phân tích kỹ và chính xác - đã kết luận nạn nhân bị tử vong do đã sử dụng các mỹ phẩm trong đó có chứa các chất độc: TN, chì, asen... Việc

phân tích các mẫu xương còn lại của một số nữ hoàng, công chúa, công tước được lưu

lại tại các hầm mộ từ thế kỷ 15 ở Nga cho thấy mức độ tập trung TN và chì cao gấp hàng trăm lần so với mức bình thường. Một trong những nghỉ án lớn nhất của lịch sử

Nga là cái chết của Sa hậu Anatassia Romanova (vợ Ivan bạo chúa) qua đời khi mới ở

tuổi 25, nổi tiếng lạm dụng mỹ phẩm. Phân chất trong bím tóc màu nâu của bà, thấy

muối thuỷ ngân có tỷ lệ cao (4,8mg/g). Bà chết vào năm 1560, khi còn rất trẻ và gây tai họa cho nhiều người vì Ivan bạo chúa cho rằng có kẻ đã ám sát vợ mình. Những cuộc khai quật hầm mộ ở Ai Cập, thu được những túi nhỏ mỹ phẩm trong mộ phần của nhiều phụ nữ, phân tích thấy có chứa nhiều TN, chì...

1.4. Trong các thuốc tráng dương, tăng cường sinh lực

Các vua chúa và các nhà quyền quý ưa chuộng các loại tân dược được chế tạo từ khoáng vật, thực vật... nhằm kéo dài tuổi thọ, tăng cường khoái cảm, tráng kiện, hoạt

động tình dục không biết mỏi mệt. Cái chết của Hán Thành tổ Lưu Ngao (thế kỷ I

trước CN) được coi là ông vua đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa băng hà vì lạm dụng

đan dược, được chính sử ghi chép lại. Nguyên liệu luyện đan thường có các khoáng thạch: hùng hoàng, tiêu thạch, vân mẫu, chu sa, thần sa... Trong các thuốc này có chứa hàm lượng cao: TN, chì, asen..., như chu sa chứa selenua thủy ngân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5. Trong các loại thực phẩm

1.5.1. Trong động vật (nhất là cá biển)

- Thủy ngân là chất tồn tại trong môi trường tự nhiên, được tìm thấy trong không khí và trong nguồn nước bị ô nhiễm. Cá sẽ bị nhiễm độc thủy ngân nếu nó được nuôi trong nguồn nước có chứa thủy ngân. Lượng thủy ngân khác nhau giữa loài cá này với

loài khác khác.

- Lượng thủy ngân có trong cá ngừ cũng khác nhau. Cá ngừ tươi thông thường sẽ chứa lượng thủy ngân cao hơn cá ngừ đóng hộp.

- Lượng thủy ngân từ cá, thông qua chế độ ăn có thể ngắm vào mạch máu của mẹ và được chuyên vào bào thai một cách tự nhiên. Thậm chí, thủy ngân còn tồn tại trong máu mẹ và đi tới bào thai ngay cả khi mẹ ăn cá nhiều thúy ngân trước khi mang bầu. Đó là lý do vì sao phụ nữ nên tránh ăn nhiều cá chứa thủy ngân khi có ý định mang thai.

Một phần của tài liệu đề tài thủy ngân hiểm họa khó lường (Trang 32 - 34)