XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN (Trang 25 - 27)

VIỆT NAM.

Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới, khách du lịch sẽ tăng trưởng mạnh vào những năm đầu của thê kỉ XXI. Nếu năm 2000 sơ lượt khách du lịch quốc tế là 689 triệu thì đến năm 2010 số lượng khách quốc tế là trên một tỷ, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2010 là 3,5%, du lịch nội địa sẽ được mở rộng. Thời gian dành cho giải trí sẽ được tăng lên, trong khi đó du lịch sẽ gặp phải những vấn đề như khủng bố, tện nạn xã hội…làm giảm sự tăng trưởng du lịch ở một vài khu vực. Vị trí dẫn đầu du lịch thế giới về khách đến và doanh thu du lịch quốc tế sẽ có những thay đổi. . Nếu như trước đây hai khu vực thu hút nhiều khách nhất là Tây Âu và Bắc Mỹ thì ngày nay tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm

dần và thay vào đó là thị trường du lịch Châu Á- Thái Bình Dương đang nổi lên như một thị trường hấp dẫn mới lạ với khách du lịch, năm 2007 mức tăng trưởng của khu vực châu Á và Thái Bình Dương tăng 10,2% với 184,9 triệu lượt khách. Khách du lịch quốc tế đến khu vực này tăng lên không ngừng có nhịp độ tăng trưởng hàng đầu thế giới. Trong vòng 30 năm lượng khách du lịch đến châu Á tăng 12 lần và thu nhập ngoại tệ tăng 6 lần, ngành du lịch và lữ hành đóng góp trên 10% tổng thu nhập quốc nội năm 2007 của các quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tương đương khoảng 1.300 tỉ USD. UNWTO dự đoán số du khách quốc tế đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng từ 111 triệu lượt người năm 2000 lên 417 triệu lượt người năm 2020. Đông Á-Thái Bình Dương, Nam Á, Trung Đông và Châu Phi được dự đoán đạt tốc độ tăng trưởng trên 5% hàng năm, so với mức trung bình thế giới là 4,1%. Đông Á-Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế trung bình hàng năm trong giai đoạn 1995-2020 là 6,5%, đứng thứ hai thế giới và đến năm 2020 sẽ chiếm 25,4% thị phần khách du lịch toàn cầu, chỉ sau Châu Âu.

Việt Nam có vị trí vô cùng thuận lợi, nằm trên đường giao thông quốc tế, là trung tâm cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước va giữ nước, một đất nước với những con người cần cù, thân thiện, hiếu khách được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa thế giới sẽ là một điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách trong thiên niên kỷ mới.

Với nền tảng vững chắc đó du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Chúng ta đang nỗ lực quảng bá rộng rãi ra thế giới hình ảnh của mình với mục tiêu “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn. Hàng loạt dự án đầu tư, dự án quy hoạch phát triển khu du lịch được thực hiện. Hoạt động kinh doanh du lịch đang phát triển một cách rầm rộ và sôi động. Tất cả nhằm tạo được những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, tạo sức hấp dẫn với bạn bè quốc tế. Để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu hút được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động kinh doanh du lịch.

Điều đó được cụ thể hoá bằng thực tế lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2007 cũng là năm du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao. Lần đầu tiên lượng khách quốc tế đến Việt Nam vượt qua ngưỡng 4 triệu lượt/năm, đạt trên 4,2 triệu lượt, tăng 18%; khách du lịch nội địa đạt 19,2 triệu lượt, tăng 9,7%, thu nhập xã hội về du lịch đạt 56.000 tỷ VND, tăng 9,8% so với năm 2006. Hình ảnh và thương hiệu du lịch Việt Nam được quảng bá rộng rãi hơn trên thế giới với ý nghĩa là một điểm đến an toàn, thân thiện, đa dạng sắc màu văn hoá. Các thị trường chính gửi khách đến Việt Nam sẽ là Trung

Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Úc, Anh , Tây Ban Nha và các nước ASEAN. Mục đích của cac chuyến đi đến Việt Nam của khách là kết hợp trong đó mục đích tham quan tìm hiểu, thưởng thức, mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ vẫn là quan trọng, bên cạnh đó thị trường khách công vụ hội thảo cũng phát triển. Phương tiện vận chuyển đến Việt Nam chủ yếu bằng máy bay và tàu thủy, hình thức nối chuyến giữa các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Camphuchia, Thái Lan sẽ trở lên phổ biến hơn đối với khách du lịch quốc tế. Đối với khách du lịch nội địa, động cơ chính của chuyến đi đa số vẫn là tham quan, giải trí, thăm thân và tín ngưỡng. Hình thức đi du lịch theo nhóm, theo tập thể công sở sẽ trở nên phổ biến hơn.

Năm 2007, Du lịch Việt Nam có nhiều thuận lợi, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đầu tư 750 tỷ VND cho 59 tỉnh, thành phố phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đưa tổng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển du lịch từ năm 2001 đến 2007 lên 3.516 tỷ VND. Lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt là thị trường Châu Âu, theo thống kê của Tổng Cục Du lịch: Tháng 2.2007, VN đón 380.000 khách quốc tế, tăng 11,3% so với cùng kỳ 2006.Cụ thể, khách Tây Ban Nha tăng 220%; khách Italia tăng 160%; khách Hà Lan tăng 138%. Quốc gia Châu Âu có lượng khách đến VN cao nhất là Pháp với gần 30.000 lượt. Trong cả năm lượng khách quốc tế ước đạt 4.171.546 tăng 16 % so với năm 2006. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng kinh doanh trực tuyến của khách sạn quốc tế ASEAN (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w