Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.doc.DOC (Trang 52 - 53)

- Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân:

2.4.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Việt Nam hiện nay.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là nghiệp vụ trong TTCK liên quan tới lĩnh vực phát hành chứng khoán do đó nghiệp vụ này chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về TTCK nói chung và hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán nói riêng.

Hiện nay nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý sau:

* Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trờng chứng khoán. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam. Theo nghị định này thì bảo lãnh phát hành chứng khoán là “ Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trớc khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại cha đợc phân phối hết.” Theo nghị định này thì ở Việt Nam hiện nay nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chỉ đợc tiến hành theo 2 phơng thức là bảo lãnh cam kết chắc chắn và phơng thức bảo lãnh dự phòng.

Các ngân hàng, tổ chức quốc tế cùng các công ty chứng khoán đều có thể tham gia nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Tổ chức bảo lãnh phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau: - Có giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành,

- Có mức vốn điều lệ tối thiểu là 22 tỷ đồng.

- Không phải là ngời có liên quan đến tổ chức phát hành.

- Tổ chức bảo lãnh chỉ đợc phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không quá 30% vốn tự có của tổ chức đó.

Ngoài ra còn có một số văn bản pháp lý khác điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán nh sau:

* Thông t số 60/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 về việc hớng dẫn phát hành cổ phiếu ra công chúng.

* Thông t só 75/2004/TT-BTC ngày 23/7/2004 về việc hớng dẫn phát hành trái phiếu ra công chúng.

* Nghị định 01/2000/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ bao gồm đấu thầu qua Trung tâm giao dịch chứng khoán, bảo lãnh phát hành qua tổ chức trung gian và bán lẻ tại Kho bạc Nhà nớc.

* Thông t số 68/2000/TT-BTC ngày 13/01/2000 và Thông t 13/2002/TT-BTC hớng dẫn chi tiết một số điểm về bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành Trái phiếu Chính phủ.

* Nghị định 120/CP của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu của doanh nghiệp Nhà nớc.

* Nghị định 23/CP về phát hành Trái phiếu ra thị trờng quốc tế.

Nh vậy hiện nay có rất nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành của doanh nghiệp và hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh trong đó có nhiều văn bản chỉ điều chỉnh một lĩnh vực dẫn đến tình trạng có sự mâu thuẫn giữa các quy định về cùng một vấn đề hoặc có vấn đề lại không đợc điều chỉnh theo văn bản nào. Chính điều này đã làm cho hoạt động hỗ trợ phát hành chứng khoán của các tổ chức trung gian mà cụ thể là hoạt động bảo lãnh phát hành còn kém phát triển ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.doc.DOC (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w