Thị 6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn tại BIDV PGD Sa Đéc.doc (Trang 29 - 32)

DNNNCông ty CP Công ty CP Công ty TNHH DNTN Kinh tế cá thể

Nhìn chung qua 3 năm doanh số thu nợ đều có chiều huơng tăng lên. Điều đó cho thấy công tác quản lý nợ và thu hồi nợ ngày càng có hiệu quả tại PGD.

Doanh nghiệp nhà nuớc:

Đối với thành phần kinh tế là doanh nghiệp nhà nuớc, thì doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số nợ tại PGD, vì doanh số cho vay đối với thành phần này cũng tương đối thấp do doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, còn nguồn vay từ ngân hàng có nhưng chiếm tỷ trọng thấp hơn. Mặt khác các doanh nghiệp nhà nước thường hoạt động kém hiệu quả hơn các thành phần kinh tế khác nên đôi khi có những nhu cầu vay không đáp ứng được yêu cầu từ ngân hàng. Cụ thể là năm 2009 doanh số thu nợ đạt 500 triệu đồng, giảm so với năm 2008 là 8.926 triệu đồng, số tương đối giảm 94,7%. Sang năm 2010 thành phần kinh tế này không phát sinh

trong doanh số thu nợ trong năm. Do đó doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với thành phần này tương đối thấp.

Công ty cổ phần:

Trong thành phần kinh tế này, doanh số thu nợ ngày càng tăng, có giảm nhưng chỉ giảm nhẹ. Năm 2008 con số này là 390.801 triệu đồng, năm 2009 là 393.322 triệu đồng tăng hơn so với năm 2008 là 2.521 triệu đồng, tương đương tăng 0,64%. Năm 2010 do đó một số khoản vay chưa đến hạn trả nợ làm cho doanh số này giảm khoảng 23.979 triệu đồng so với năm 2009, tương đương giảm 6,09%. Qua đó cho ta thấytrong các năm các công ty cổ phần kinh doanh có hiệu quả nên các món nợ vay điều trả đúng hạn cho ngân hàng theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Công ty TNHH:

Đối với công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 40% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Cụ thể năm 2008 số tiền thu nợ là 261.255 triệu đồng, đến năm 2009 doanh số thu nợ là 398.144 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 136.889 triệu đồng, số tương đối tăng 52,39%. Tính hết năm 2010 , doanh số này tiếp tục tăng lên đạt 432.071 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 8,52% so với năm 2009. Tuy trong giai đoạn này nền kinh tế trong nước có sự sụt giảm do sự khủng hoảng kinh tế thế giới , nhưng những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này vẫn duy trì được sản xuất, hoạt động kinh doanh có hiệu quả tạo ra được nguồn thu để trả nợ ngân hàng đúng hạn nên không ảnh hưởng đến tình hình thu nợ của PGD trong 3 năm vừa qua.

Doanh nghiệp tư nhân:

Đối với DNTN doanh số thu nợ có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ đạt 17.460 triệu đồng, đến năm 2009 con số này chỉ đạt 12.980 triệu đồng giảm so với năm 2008 là 4.480 triệu đồng, số tương đối giảm 25,66%. Qua năm 2010 doanh số thu nợ đạt 14.010 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 1.030 triệu đồng, số tương đối tăng 7.93%. Tuy có sự biến động trong tình hình trả nợ của các DNTN nhưng sự chênh lệch không đáng kể vì trong giai đoạn này nền kinh tế đang trên đà hồi phục sau sự khủng hoảng kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp đã từng bước cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đó cũng phần nào đảm bảo được khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp tại ngân hàng.

Đối với thành phần kinh tế cá thể doanh số thu nợ qua các năm điều tăng. Năm 2008 doanh số thu nợ là 28.043 triệu đồng, sang năm 2009 doanh số này đạt thêm 54.073 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 26.030 triệu đồng, tương đương tăng 98,82%. Đến cuối năm 2010 doanh số thu nợ là 55.159 triệu đồng tăng hơn so với năm 2009 là 1.086 triệu đồng, số tương đối tăng 2%. Trong 3 năm vừa qua thành phần kinh tế cá thể điều có khả năng trả nợ khi đến vay vốn tại ngân hàng. Qua đó thể hiện được tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ của thành phần cá thể này tương đối ổn định nên tạo ra thu nhập để trả nợ vay ngân hàng đúng thời gian theo quy định. Vì vậy doanh số thu hồi nợ rất khả quan tại PGD.

2.4.1.3 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn:

Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác định để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của một Ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.

2.4.1.3.1 Dư nợ theo thời hạn: Bảng 7: Dư nợ theo thời hạn vay Bảng 7: Dư nợ theo thời hạn vay

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

So sánh

2008/2009 2010/2009So sánh

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1. Ngắn hạn 151.053 222.925 348.455 71.872 47,58 125.530 56,31

2. Trung dài

hạn 21.847 23.509 18.473 1.662 7,6 -5.036 -21,42

Tổng 172.900 246.434 366.928 73.534 42,53 120.494 48,9

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng ngắn hạn tại BIDV PGD Sa Đéc.doc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w