Đồ thị 7: Dư nợ Theo thời hạn
2.4.1.4.1 Nợ quá hạn theo thời gian:
Bảng 9: Nợ quá hạn theo thời gian
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2008/2009
So sánh 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
1. Ngắn hạn 21 121 1.271 100 576,19 1.150 950,41 2. Trung dài hạn 128 449 1.469 321 250,78 1.020 227,17 Tổng 149 570 2.740 421 282,55 2.170 380,72 (Nguồn: Tổ tín dụng của PGD Sa Đéc) 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 Triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Đồ thị 9: NQH theo thời hạn Ngắn hạn Trung dài hạn Tổng
Nhìn chung nợ quá hạn trong Ngân hàng đều tăng qua 3 năm. Cụ thể, tổng nợ quá hạn năm 2008 là 149 triệu đồng, sang năm 2009 tổng nợ quá hạn đạt 570 triệu đồng, tức tăng 421 triệu đồng so với năm 2008, số tương đối tăng 282,55%. Đến năm 2010 nợ quá hạn đạt 2.740 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 2.170 triệu đồng, tương đương tăng 380,72%. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn tăng liên tục trong 3 năm , cụ thể năm 2008 nợ quá hạn chỉ có 21 triệu đồng, sang năm 2009 nợ quá hạn tăng lên 121 triệu đồng , đến hết
năm 2010 nợ quá hạn tiếp tục tăng tới 1.271 triệu đồng. Đồng thời trong thời gian đó nợ quá hạn trung dài hạn cũng tăng, năm 2008 nợ quá hạn là 128 triệu đồng, qua năm 2009 nợ quá hạn này là 449 triệu đồng tăng so với cùng kỳ năm 2009, tức tăng 321 triệu đồng, số tương đối tăng 250,78%, đến năm 2010 nợ quá hạn là 1.469 triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 1.020 triệu đồng, tương đương tăng 227,17%. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế địa phương trong những năm này có nhiều biến động, một số đơn vị kinh doanh không đạt hiệu quả nên không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn. Bên cạnh đó, nợ quá hạn trong năm tăng là do một phần việc thự hiện cơ cấu lại nợ theo Quyết định 493/2005 của Ngân hàng Nhà Nước về việc chuyển nợ quá hạn, dẫn đến việc chuyển đổi một số khoản nợ sang nợ quá hạn.