- Lực lượng cán bộ không nhiều mà địa bàn cho vay rộng, do đó sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay, thiếu thời gian đi kiểm
3.3.2 Về hoạt động tín dụng:
- Ưu tiên cho vay ngắn hạn, tăng trưởng tín dụng ngắn hạn với sản phẩm bảo hiểm, dịch vụ đi kèm.
- Cho vay thấu chi đối với cá nhân, doanh nghiệp với các tiêu chí như linh hoạt, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Duy trì và tiếp tục tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng DNN&V, doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu hoạt động hiệu quả thông qua các hoạt động tái cấp vốn, đầu tư mới, hoạt động tiếp thị các dịch vụ…
- Làm tốt công tác phân loại, xếp hạng, chuyển nhóm nợ theo đúng quy định hiện hành.
- Tuân thủ đầy đủ các quy định của chính sách khách hàng và điều kiện đảm bảo, khả năng vay – trả đảm bảo các khoản tín dụng mới không phát sinh nợ xấu, thường xuyên làm tốt công tác cảnh báo nợ, theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng cam kết, hạn chế đến mức tối đa nợ nhóm hai, nợ xấu phát sinh.
Phân tích thị trường, tập trung định hướng phát triển. Trên cơ sở nền khách hàng cũ, tiến hành đánh giá sàng lọc để có các ứng xử phù hợp để duy trì hoặc thoái lui, tăng cường công tác tiếp thị, tiếp cận các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
- Tăng cường công tác tiếp thị hình ảnh BIDV nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ… Tranh thủ sự ủng hộ cũng như tận dụng những mối quan hệ với các cơ sở, ban, ngành trong thị xã để tìm kiếm dự án đầu tư hiệu quả.
- Cập nhật và triển khai ngay các chương trình, chính sách hỗ trợ ưu đãi của BIDV đối với từng nhóm khách hàng theo từng thời kỳ cũng như chính sách tín dụng, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, khả thi.
- Chăm sóc tốt khách hàng đang có, thắt chặt mối quan hệ bền vững BIDV với khách hàng, thông qua đó tìm kiếm thêm khách hàng và đối tác mới.
- Gia tăng tài trợ xuất nhập khẩu cần kết hợp với việc mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm gia tăng nguồn thu phí dịch vụ.
- Đẩy mạnh các dịch vụ bảo lãnh, tiêu dùng điện tử và các dịch vụ gắn với việc phát hành thẻ qua hệ thống ATM, POS.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế để gắn tín dụng với phát triển dịch vụ, sử dụng chính sách lãi suất trong cho vay tài trợ xuất nhập khẩu nhằm thu hút được khách hàng là doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để tăng thu dịch vụ thanh toán, mở rộng kinh doanh ngoại tệ.
- Thu nhập kịp thời và đầy đủ thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh: biểu phí, lãi suất huy động, lãi suất cho vay, các sản phẩm dịch vụ mới, doanh số, thị phần, phong cách phục vụ, quy trình phục vụ, hình thức quảng cáo, khuyến mại…
Hiện nay, hình thức cho vay chủ yếu của chi nhánh là cho vay dự án hợp vốn. Tuy nhiên, các tài sản đảm bảo đều do các ngân hàng đầu mối giữ và kiểm tra, PGD chỉ tham gia góp vốn. Vì vây, đối với việc cho vay như vậy chi PGD rất khó biết được tình hình sụt giảm của tài sản đảm bảo như thế nào. Giải pháp đặt ra là trong việc thực hiện quy trình tín dụng, CBTD cần kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
- Kiểm tra trước khi cho vay: Kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như Hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay, tài sản đảm bảo…
- Kiểm tra trong khi cho vay: Điều này giúp cho CBTD cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra trên thông thường dựa trên các hóa đơn tài chính, hợp đồng kinh tế…
- Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi giải ngân CBTD cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề nghị vay không. Ngoài ra, trong quy trình cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định kỳ hay đột xuất. Việc kiểm tra giúp cho CBTD đánh giá được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng cá nhân vay lớn đều phải thông qua hợp đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính, kinh doanh hiệu quả.