III. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương
3. Khung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng:
Khung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng bao gồm những công tác chủ yếu mà NHTM phải tiến hành nhằm bảo đảm chất lượng của quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng được tốt nhất.
Khung quản trị rủi ro được thiết lập dựa trên các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Các thành phần của khung luôn tương tác hỗ trợ lẫn nhau.
HÌNH 2: KHUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Hoạch định chiến lược Hệ thống tính điểm tín dụng Trách nhiệm cá nhân đối với chất
lượng tín dụng Cơ cấu tổ chức Rủi ro tín dụng Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng Xây dựng các chính sách và quy trình tín dụng Giám sát và kiểm tra tín dụng
3.1. Hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng:
Hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng là bản tuyên ngôn của Ban lãnh đạo về các mục tiêu trong hoạt động tín dụng nhằm xác định thái độ của ngân hàng đối với rủi ro và thái độ sẵn sàng chấp nhận các rủi ro.
Chiến lược hoạt động tín dụng cần được hoạch định định kỳ, phù hợp với mức độ rủi ro từng thời kỳ và phải được phổ biến đến từng nhân viên ngân hàng.
Thông thường việc hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng được xây dựng bởi Ủy ban rủi ro tín dụng.
3.2. Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng:
Xác định rủi ro được thực hiện theo từng khoản vay, từng khách hàng, nhóm khách hàng, theo mặt hàng và lĩnh vực đầu tư, theo khu vực địa lý, theo dạng hợp đồng tín dụng, theo dạng TSBĐ, theo trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng,...
Trong quá trình xác định mức độ rủi ro, cần tránh mức độ tập trung của danh mục tín dụng, chú ý các rủi ro mới trước đó chưa được phát hiện.
Đo lường rủi ro không phải là một biện pháp tuyệt đối mà chỉ là một biện pháp đo xác suất các kết quả.
3.3. Xây dựng các chính sách và quy trình tín dụng:
Xây dựng các chính sách và quy trình tín dụng phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo phù hợp với chiến lược tín dụng của ngân hàng nhằm để duy trì các chuẩn mực cấp tín dụng an toàn, đánh giá đúng các cơ hội kinh doanh mới và kịp thời phát hiện cũng như quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề.
3.4. Giám sát và kiểm tra tín dụng:
Giám sát và kiểm tra tín dụng bao gồm việc:
- Giám sát và kiểm tra từng khoản vay (kiểm tra trong và sau khi cho vay, kiểm tra và đánh giá lại tài sản thế chấp,...)
- Giám sát và kiểm tra tổng thể danh mục tín dụng.
- Chuyển sang bộ phận xử lý nợ các khoản cho vay cần giám sát kỹ (có dấu hiệu khó thu hồi).
3.5 Cơ cấu tổ chức:
Về cơ cấu tổ chức, cần bảo đảm tạo môi trường hoạt động tín dụng có kiểm soát. Các bộ phận chủ chốt có trách nhiệm liên quan đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ủy ban quản lý rủi ro tín dụng, Ban giám đốc chi nhánh, các trưởng phó phòng tín dụng. Tiến tới mô hình quản lý tập trung: tập trung thông tin, tập trung quy trình xử lý các hoạt động hỗ trợ,...
3.6. Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng cho vay:
Con người là nhân tố quyết định chất lượng quản trị rủi ro tín dụng. Do đó cần có cơ chế thù lao phù hợp, đảm bảo lựa chọn nhân viên đủ năng lực đảm đương công việc. Ngoài ra cũng cần có cơ chế bổ nhiệm, thưởng phạt có hiệu quả, cơ chế đào tạo và đào tạo lại nhằm khuyến khích nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng tín dụng.
3.7. Hệ thống tính điểm tín dụng:
Hệ thống tính điểm tín dụng cần được tiến hành thực hiện trên cơ sở các thông tin định lượng và thông tin định tính nhằm thống nhất đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng theo một thang điểm chuẩn. Cần xây dựng hệ thống tính điểm tín dụng riêng theo từng đối tượng khách hàng.
Hệ thống tính điểm tín dụng chính là cơ sở quan trọng để phân loại và xếp hạng khách hàng cũng như khoản vay.