Các vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng, quy trình tín

Một phần của tài liệu Rui ro tin dung tai NHNTVN chi nhanh Can Tho.docx (Trang 84 - 88)

II. Nhóm giải pháp đối với NHNTVN–CN Cần Thơ:

4.Các vấn đề liên quan đến chính sách tín dụng, quy trình tín

Để quy trình tín dụng mới thật sự phát huy hiệu quả như mong muốn, kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ hơn, NHNTVN-CNCT cần tuân thủ nghiêm các bước của quy trình. Trong quá trình thực hiện cần hạn chế việc vận dụng quy trình theo hướng quá linh hoạt. Từng bộ phận nghiệp vụ tham gia quy trình tín dụng cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, cụ thể:

- Phòng quan hệ khách hàng : với chức năng là đầu mối thiết lập, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của NHNT. Nhiệm vụ cụ thể của phòng sẽ là:

* Xác định thị trường kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu trên cơ sở thường xuyên thu thập và đánh giá thông tin từ thị trường (theo ngành, lĩnh vực, khu vực địa lý, nhóm khách hàng, nhóm sản phẩm), đề xuất và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Phối hợp cùng các phòng ban có liên quan xây dựng chính sách khách hàng hàng năm, bao gồm việc xác định các loại sản phẩm dịch vụ và giá trị từng loại sản phẩm dịch vụ dự kiến cung ứng.

* Trực tiếp triển khai các biện pháp Marketing giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà NHNT có lợi thế, có thể cung ứng: duy trì liên lạc thường xuyên với khách hàng nhằm kịp thời nắm bắt các thông tin mới phát sinh có liên quan và làm đầu mối giải quyết các vướng mắc các yêu cầu của khách hàng. Chịu trách nhiệm cung cấp mọi thông tin có liên quan đến khách hàng theo yêu cầu của các phòng ban khác.

* Trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng và nghiên cứu, xem xét có ý kiến trước khi chuyển phòng Quản lý rủi ro tín dụng thẩm định (đối với các khoản cho vay phải có thẩm định của phòng Quản lý rủi ro tín dụng) và trực tiếp thẩm định cho vay (đối với các khoản vay không cần phòng Quản lý rủi ro tín dụng thẩm định). Thực hiện ký kết các loại hợp đồng / cam kết đối với khách hàng trong phạm vi quy định. Trực tiếp tiếp nhận và xử lý và/hoặc theo dõi việc xử lý các nhu cầu rút vốn vay theo hợp đồng tín dụng, nhu cầu sử dụng nghiệp vụ tài trợ thương mại, nhu cầu thấu chi và các nhu cầu tín dụng khác của khách hàng. Thực hiện giám sát và quản lý các giao dịch tín dụng đã phát sinh theo đúng các quy định hiện hành. Đôn đốc khách hàng, phối hợp với các phòng ban thu hồi nợ vay đầy đủ và đúng hạn. Thực hiện quản lý và xử lý các khoản tín dụng có vấn đề trong trường hợp được phân công.

* Tùy theo đặc điểm riêng đối với từng khách hàng, phối hợp cùng các phòng ban khác thiết kế các loại sản phẩm “may đo” hoặc sản phẩm “trọn gói” phù hợp và có tính hấp dẫn đối với khách hàng.

- Phòng quản lý rủi ro : với chức năng nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro bao gồm rủi ro chung (rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường,..) và rủi ro riêng (rủi

ro từng khách hàng, rủi ro từng dự án) nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả. Nhiệm vụ cụ thể của phòng là:

* Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng: Soạn thảo chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ bao gồm việc xác định tỷ lệ nợ xấu tối đa có thể chấp nhận được; cảnh báo các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư cần hạn chế. Trực tiếp tham gia và theo dõi việc thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng. Tổ chức đánh giá định kỳ các chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm đề xuất chỉnh sửa kịp thời các nội dung hoặc các chỉ tiêu cần thiết.

* Quản lý danh mục đầu tư: Tổ chức giám sát thường xuyên danh mục đầu tư tín dụng nhằm đảm bảo dư nợ theo từng nhóm khách hàng, theo lĩnh vực, mặt hàng đầu tư, theo cơ cấu thời hạn vay,... không vượt quá tổng mức giới hạn đã được phê duyệt. Kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro, nhóm khách hàng, mặt hàng, lĩnh vực đầu tư có vấn đề, đề xuất điều chỉnh giới hạn tín dụng đối với các khoản mục cho là cần thiết. Đánh giá định kỳ kết quả áp dụng hệ thống xếp hạng doanh nghiệp đồng thời đề xuất các biện pháp áp dụng phù hợp.

* Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng: Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng theo quy định. Đánh giá các loại rủi ro trong giao dịch tín dụng với khách hàng, bao gồm đánh giá tính pháp lý và tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của từng khoản cấp tín dụng, thẩm định và định giá TSBĐ (nếu có); thẩm định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng...Đề xuất giới hạn tín dụng cho khách hàng và đề xuất mức cấp tín dụng cụ thể đối với khách hàng và các biện pháp cần thực hiện nhằm đảm bảo khả năng thu hồi đủ nợ.

* Tham gia quy trình phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát quá trình thực hiện các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề: làm đầu mối chuẩn bị tài liệu và thu xếp thực hiện quy trình phê duyệt tín dụng theo quy định. Kiểm tra các điều kiện rút vốn và chỉ thị các phòng tác nghiệp có liên quan thực hiện giải ngân cho khách hàng (trường hợp có yêu cầu). Giám sát phòng Quan hệ khách hàng trong việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng, phối hợp cùng phòng Quan hệ khách hàng và phòng Quản lý nợ phát hiện kịp thời các dấu hiệu có rủi ro liên quan đến khoản cấp tín dụng và cùng tìm biện pháp xử lý thích hợp. Trực tiếp theo dõi và quản lý các khoản tín dụng có vấn đề, gặp khó khăn kéo dài.

- Phòng quản lý nợ: với chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn, các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước quy định trong quy trình tín dụng. Nhiệm vụ cụ thể của phòng sẽ là:

* Kiểm soát tính tuân thủ: Thực hiện rà soát và kiểm tra tính tuân thủ của bộ hồ sơ vay theo đúng trình tự quy định tại Quy trình tín dụng. Đối chiếu so sánh tính khớp đúng về nội dung giữa thông tin tác nghiệp với các hồ sơ tài liệu vay đính kèm. Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của từng loại văn bản hồ sơ được lưu giữ theo quy định.

* Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ các chỉ thị, yêu cầu của phòng Quan hệ khách hàng đã được phòng Quản lý rủi ro tín dụng thông qua, phòng Quản lý nợ tiến hành khai báo các dữ liệu vào hệ thống bao gồm dữ liệu về giới hạn tín dụng, các thông tin chủ yếu nêu tại hợp đồng tín dụng và các hợp đồng bảo đảm tín dụng (nếu có). Tiến hành cập nhật các nội dung sửa đổi (đã được phê duyệt đầy đủ theo quy định) đối với các khoản tín dụng đang được quản lý trên hệ thống.

* Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng: Nhận các hồ sơ, tài sản thế chấp, cầm cố từ phòng Quan hệ khách hàng để tiến hành các thủ tục lưu kho quỹ theo đúng quy định, bao gồm: báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo rà soát rủi ro, biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu có), hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp cầm cố cho vay (nếu có), lịch rút vốn (nếu có) và các loại giấy tờ khác theo ý kiến đề xuất của phòng Quản lý rủi ro tín dụng. Nhận và lưu giữ các hồ sơ chứng từ liên quan đến từng lần rút vốn, các biên bản, báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, các công văn, giấy tờ giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong suốt quá trình quản lý nợ vay.

* Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn: Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ rút vốn với hạn mức tín dụng còn lại và các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt. Chỉ thị bộ phận kế toán hoặc phòng Quỹ thực hiện giải ngân theo yêu cầu.

* Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay: In các báo cáo định kỳ về khoản vay: hạn mức, dư nợ, ngày đáo hạn, thời điểm kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ. Đầu mối trong việc lập báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro và các báo cáo tín dụng định kỳ theo yêu cầu của NHNN và NHNT.

Cung cấp các thông tin khác theo yêu cầu của phòng Quan hệ khách hàng, phòng Quản lý rủi ro tín dụng, và Ban Giám Đốc.

* Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi: Định kỳ in phiếu tính lãi gửi bộ phận kế toán để tiến hành thu lãi. Gửi thông báo tới phòng Quan hệ khách hàng về các khoản nợ đến hạn và theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng. Lấy các phiếu hạch toán thu nợ gốc, lãi và phí (nếu có) để lưu vào hồ sơ tín dụng.

* Tham gia góp ý sửa đổi chương trình quản lý nợ vay cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Một phần của tài liệu Rui ro tin dung tai NHNTVN chi nhanh Can Tho.docx (Trang 84 - 88)