CÁC NHÂN TỐ THUỘC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á.DOC (Trang 31)

1.3.1.1. Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng.

Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng có ảnh hưởng đến chi phí, thời gian và chiều sâu các đặc tính rủi ro của doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng muốn phản ánh.

Trong xây dựng và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu xếp hạng, các ngân hàng luôn đứng trước việc cân nhắc giữa chi phí về thời gian, nguồn lực, nguồn số liệu với mức

độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu này đối với kết quả xếp hạng tín dụng.

1.3.1.2. Phương pháp và các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng tín dụng

Một ngân hàng thương mại có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp xếp hạng xếp hạng tín dụng phù hợp với hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng.

Ví dụ: đối với các chỉ tiêu tài chính, ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn kết hợp phương pháp so sánh; đối với các chỉ tiêu phi tài chính, có thể lựa chọn phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn kết hợp phương pháp chuyên gia. Việc áp dụng các phương pháp khác nhau có thể dẫn tới kết quả đánh giá, xếp hạng khác nhau.

Bên cạnh đó, kết quả xếp hạng tín dụng cũng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn đánh giá. Nếu các tiêu chuẩn đánh giá càng rõ ràng, có hướng dẫn chi tiết, cụ thể thì kết quả xếp hạng tín dụng càng chính xác, có khả năng so sánh cao. Khi xác định các tiêu chuẩn đánh giá, các ngân hàng cũng nên cân nhắc mức độ hợp lý giữa các tiêu chuẩn đánh giá và mục đích sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng mà ngân hàng theo đuổi.

1.3.1.3. Mục đích của công tác xếp hạng tín dụng.

Công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau. Có thể chia thành 2 mảng chính là phân tích tín dụng và quản lý tín dụng.

Mục đích sử dụng cho phân tích tín dụng bao gồm: báo cáo về cơ cấu rủi ro theo danh mục cho vay, trích lập dự phòng rủi ro khi cho vay, phân bổ danh mục cho vay, định giá sản phẩm.

Mục đích sử dụng cho quản lý tín dụng bao gồm: xác lập các điều kiện quản lý rủi ro trước khi cho vay (điều kiện về lãi suất, tài sản bảo đảm, vốn tự có tham gia dự án....), xác lập các điều kiện quản lý sau khi cho vay (phương thức cho vay, tần suất kiểm tra doanh nghiệp, các yêu cầu về báo cáo bổ sung...)

Mục đích sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu xếp hạng cũng như số lượng các thứ hạng. Kinh nghiệm cho

thấy, các ngân hàng chú trọng mục đích phân tích tín dụng thường chi tiết hóa hệ thống chỉ tiêu và số lượng thứ hạng (thường trên 6 hạng) còn các ngân hàng theo đuổi mục đích quản lý tín dụng thường sử dụng số lượng thứ hạng ít hơn (thường dưới 5 hạng).

1.3.1.4. Quy mô tín dụng của ngân hàng.

Quy mô tín dụng của ngân hàng có ảnh hưởng rõ đến công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng đó. Các ngân hàng có quy mô tín dụng lớn gồm: doanh nghiệp vay vốn có quy mô lớn, giá trị các khoản vay cao; mạng lưới hoạt động của ngân hàng rộng khắp. Các ngân hàng có quy mô tín dụng lớn thì mức độ yêu cầu và đòi hỏi về xếp hạng tín dụng khác với các ngân hàng có quy mô nhỏ. Đối với các khách hàng có quy mô lớn, nguồn thông tin mà ngân hàng có khả năng tiếp cận cũng nhiều hơn đối với các khách hàng có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, yêu cầu về bảo đảm tiền vay của các khách hàng quy mô lớn thường có phần ít hơn so với các khách hàng có quy mô nhỏ. Chính từ các đặc điểm như đã nêu trên, mức độ chi tiết và mức độ cập nhật về mức xếp hạng tín dụng doanh vay vốn tại các ngân hàng có quy mô lớn thường đỏi hỏi chi tiết hơn. Đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ thường cho vay phải có bảo đảm bằng tài sản nên yêu cầu về xếp hạng tín dụng cũng thường đơn giản hơn, mang tính tương đối và không đòi hỏi quá chi tiết.

1.3.1.5. Năng lực cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng.

Nhân tố con người luôn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác xếp hạng tín dụng . Một hệ thống chi tiêu đánh giá dù tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được những nội dụng cơ bản cho phần lớn các trường hợp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn. Đó là công cụ để người phân tích sử dụng để đánh giá xếp hạng doanh nghiệp. Trong quá trình thao tác thực tế, người thực hiện công tác xếp hạng tín dụng phải hiểu được bản chất của vấn đề phân tích và nhận biết được tình huống trong từng điều kiện cụ thể, không máy móc áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá.

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiến hành thực hiện các bước xếp hạng tín dụng từ thu thập thông tin, thẩm định thông tin đến việc phân tích, chấm điểm. Do

đó trình độ cán bộ tín dụng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác này. Nếu cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn vững hiểu biết về các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính để đánh gía doanh nghiệp chính xác, xem xét báo cáo của doanh nghiệp có vấn đề gì không, có kinh nghiêm trong phân tích, nhận định thì kết quả xếp hạng sẽ rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, phẩm chất này ở mỗi người khác nhau thì khác nhau nên nó cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác xếp hạng.

Không những CBTD đòi hỏi chuyên môn vững mà đạo đức nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng. Ở nhiều ngân hàng có ra quy định về việc cán bộ tín dụng không được nhận hoa hồng của khách hàng cũng là e ngại vấn đề đạo đức nghề nghiệp có thể CBTD biết sai mà không sửa hoặc cố tình làm sai để có lợi cho doanh nghiệp.

1.3.1.6. Trình độ công nghệ ngân hàng.

Công nghệ sử dụng hiện đại và đạt tiêu chuẩn hay không rõ ràng quyết định đến chất lượng công tác xếp hạng tín dụng. Chất lượng công tác chấm điểm tín dụng không thể cao khi mà công tác này vẫn được tiến hành một cách thủ công tuỳ theo trình độ đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Khi được tiến hành theo quy trình trên phần mềm chấm điểm và định hạng thì kết quả thu được sẽ cao hơn. Khi sử dụng phần mềm chấm điểm tự động sẽ hạn chế được sai sót do lỗi chủ quan của cán bộ, rút ngắn được thời gian chấm điểm dó đó nâng cao chất lượng công tác này.

1.3.2. Các nhân tố ngoài ngân hàng thương mại.

Trong khi các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại thuộc về chủ quan của ngân hàng, các ngân hàng có thể kiểm soát, giới hạn được thì các nhân tố bên ngoài là nhân tố tác động mang tính khách quan, ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại bao gồm:

1.3.2.1. Quy định, chính sách của Nhà nước

ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng: các bước của quy trình chấm điểm tín dụng, hệ thống các chỉ tiêu dùng để chấm điểm và cách cho điểm các chỉ tiêu đó đều phải phù hợp với thực tiễn và những quy định do Nhà Nước ban hành. Một hệ thống cơ chế chính sách thông suốt, đồng bộ sẽ giúp thực hiện công tác chấm điểm tín dụng được áp dụng rỗng rãi và đồng bộ.

Quy định pháp luật về doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp:

- Mỗi loại hình doanh nghiệp có một đặc điểm riêng khác nhau. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng cũng có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp này. Nhìn chung, các quy định về doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp của Việt Nam ngày càng được quy định cụ thể, rõ ràng theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp việc phân loại doanh nghiệp theo từng loại hình trở nên dễ dàng hơn.

- Quy định về phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở cho việc xác định quy mô doanh nghiệp và điều kiện phân tích, so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các doanh nghiệp với nhau.

Tại Việt Nam hiện nay, theo quyết định số 75/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ, ngành nghề kinh tế của Việt Nam được phân thành 20 ngành kinh tế cấp I. Căn cứ vào các ngành kinh tế cấp 1, Tổng cục Thống kê có Quyết định số 143 TCKT/PPCĐ ngày 22/12/1993 quy định phân ngành chi tiết từ cấp I đến IV. Còn theo thông tư liên tịch Bộ Lao động. Thương binh xã hội và Bộ tài chinh số 17/1998/TTLT – BLĐTBXH – BTC ngày 31/12/1998 thì các ngành kinh tế của Việt Nam được chia thành 50 ngành kinh doanh để phân tích xếp hạng doanh nghiệp. Các quy định về phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề của doanh nghiệp như trên là cơ sở để mỗi ngân hàng phân chia nhóm ngành nghề doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình triển khai công tác xếp hạng tín dụng.

- Các quy định và hướng dẫn trực tiếp của nhà nước liên quan đến xếp hạng tín dụng.

việc sử dụng xếp hạng tín dụng như một công cụ quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại, vừa mang nội dung hỗ trợ về kỹ thuật đối với phân tích xếp hạng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại. Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước có quy định trong vòng 03 năm kể từ khi quyết định có hiệu lực thì tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Ngày 21/06/2006, Ngân hàng nhà nước mới có quyết định số 1253/QĐ – NHNN thay Quyết định 473/QĐ – NHNN ngày 28/04/2004 – phê duyệt đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng nhà nước cho phép Trung tâm Thông tin tín dụng thực hiện chính thức nghiệp vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp.

1.3.2.2. Chuẩn mực kế toán.

Thực tế cho thấy các nước áp dụng cùng phương pháp phân tích và xếp hạng thì kết quả đánh giá vẫn không thể thống nhất, nếu áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau. Doanh nghiệp đang áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia hay quốc tế? Nếu là chuẩn mực kế toán quốc gia thì mỗi quốc gia có một chuẩn mực kế toán riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của người sử dụng báo cáo tài chính ở quốc gia đó. Ví dụ: phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho ở từng nước có sự khác nhau dẫn đến giá trị hàng tồn kho khác nhau, các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hàng tồn kho khác nhau nên xếp hạng tín dụng khác nhau.

Nếu sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế thì các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng doanh nghiệp cũng không thể giống nhau vì nhiều nguyên nhân như: hoàn cảnh kinh tế - xã hội, pháp luật....của mỗi quốc gia khác nhau. Ví dụ: Việt Nam hiện nay vẫn là nước đang phát triển, nếu so sánh các chỉ tiêu tài chính với tiêu chuẩn quốc tế thì rất ít doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng cao.

1.3.2.3. Nguồn thông tin về ngành nghề, thông tin tài chính của khách hàng.

Thông tin về ngành kinh tế là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cũng như trọng số của các chỉ tiêu của mỗi một đơn vị kinh tế trong từng ngành

kinh tế. Thông tin tài chính của tổ chức kinh tế cần xếp hạng là căn cứ để đánh giá năng lực tài chính của đơn vị thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính trong hệ thống xếp hạng.

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng cảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn. Thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai và minh bạch là điều kiện để phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thuận lợi, chính xác và ngược lại.

Khi tiến hàng thu thập thông tin, CBTD vấp phải nhiều khó khăn từ phía doanh nghiệp do đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì vấn đề bảo mật thông tin mang tính quan trọng hàng đầu. Họ không muốn tiết lộ nhiều thông tin mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoặc những thông tin mật về phương thức và bí quyết kinh doanh. Vì thế những tài liệu họ cung cấp cho ngân hàng thường không thực sự chính xác và đầy đủ. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp của CBTD gặp nhiều khó khăn.

Nếu như có quy định rõ ràng về chính sách, công khai thông tin hoạt động doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để CBTD thu thập thông tin dễ dang và chính xác hơn, nâng cao chất lượng nguồn thông tin từ đó nâng cao hiệu quả công tác XHTD.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NH TMCP BẮC Á

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP BẮC Á: 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển.

Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại Cổ phần Bắc Á. Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á.

Tên tiếng anh: North Asia Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: NASB

Địa chỉ trụ sở chính: 117 Quang Trung, Vinh, Nghệ An. Văn phòng hội sở: 60 Lý Thái Tổ, Hà Nội

Vốn điều lệ: 3.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Bắc Á, tên giao dịch tiếng Anh “North Asia Commercial Joint-Stock Bank, viết tắt là NASB” được thành lập theo quyết định số 183/QĐ-NH5 ngày 01/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các Ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt ở 117 Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và là Ngân hàng thương mại cổ phần có doanh số hoạt kinh doanh lớn nhất khu vực miền trung Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Ngân hàng TMCP Bắc Á đang ngày càng được mở rộng về quy mô, vốn, phạm vi hoạt động và các loại hình dịch vụ. Với nguồn vốn điều lệ ban đầu là 155 tỷ đồng, nay đã tăng lên 3.000 tỷ đồng (11/06/2010).

Mạng lưới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được hình thành ở các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước. Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng như: huy động tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng, USD, EUR...; nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cho vay vốn ngắn hạn , trung dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vu, tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án; cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình....; thanh

toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu; thực hiện các dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, chi trả lương hộ cho các tổ chức, doanh nghiệp; dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước và quốc tế; dịch vụ kiều hối; kinh doanh ngoại tệ; dịch vụ tư vấn tài chính; dịch vụ thẻ điện tử; góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần....Ngoài ra, ngân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á.DOC (Trang 31)