NGUỒN THÔNG TIN VỀ NGÀNH NGHỀ, THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á.DOC (Trang 36 - 46)

Thông tin về ngành kinh tế là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cũng như trọng số của các chỉ tiêu của mỗi một đơn vị kinh tế trong từng ngành

kinh tế. Thông tin tài chính của tổ chức kinh tế cần xếp hạng là căn cứ để đánh giá năng lực tài chính của đơn vị thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính trong hệ thống xếp hạng.

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng cảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn. Thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai và minh bạch là điều kiện để phân tích và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thuận lợi, chính xác và ngược lại.

Khi tiến hàng thu thập thông tin, CBTD vấp phải nhiều khó khăn từ phía doanh nghiệp do đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì vấn đề bảo mật thông tin mang tính quan trọng hàng đầu. Họ không muốn tiết lộ nhiều thông tin mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoặc những thông tin mật về phương thức và bí quyết kinh doanh. Vì thế những tài liệu họ cung cấp cho ngân hàng thường không thực sự chính xác và đầy đủ. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp của CBTD gặp nhiều khó khăn.

Nếu như có quy định rõ ràng về chính sách, công khai thông tin hoạt động doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để CBTD thu thập thông tin dễ dang và chính xác hơn, nâng cao chất lượng nguồn thông tin từ đó nâng cao hiệu quả công tác XHTD.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NH TMCP BẮC Á

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP BẮC Á: 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển.

Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại Cổ phần Bắc Á. Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á.

Tên tiếng anh: North Asia Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: NASB

Địa chỉ trụ sở chính: 117 Quang Trung, Vinh, Nghệ An. Văn phòng hội sở: 60 Lý Thái Tổ, Hà Nội

Vốn điều lệ: 3.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Bắc Á, tên giao dịch tiếng Anh “North Asia Commercial Joint-Stock Bank, viết tắt là NASB” được thành lập theo quyết định số 183/QĐ-NH5 ngày 01/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các Ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt ở 117 Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và là Ngân hàng thương mại cổ phần có doanh số hoạt kinh doanh lớn nhất khu vực miền trung Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Ngân hàng TMCP Bắc Á đang ngày càng được mở rộng về quy mô, vốn, phạm vi hoạt động và các loại hình dịch vụ. Với nguồn vốn điều lệ ban đầu là 155 tỷ đồng, nay đã tăng lên 3.000 tỷ đồng (11/06/2010).

Mạng lưới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được hình thành ở các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước. Cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng như: huy động tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng, USD, EUR...; nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cho vay vốn ngắn hạn , trung dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vu, tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án; cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình....; thanh

toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu; thực hiện các dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, chi trả lương hộ cho các tổ chức, doanh nghiệp; dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước và quốc tế; dịch vụ kiều hối; kinh doanh ngoại tệ; dịch vụ tư vấn tài chính; dịch vụ thẻ điện tử; góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần....Ngoài ra, ngân hàng TMCP Bắc Á còn tham gia các hoạt động kinh doanh như: Khai thác và chế biến khoán sản, bất động sản, du lịch và khách sản...

Ngân hàng TMCP Bắc Á là thành viên chính thức của Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên Ngân hàng toàn cầu, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam và phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam.

Trong hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã vinh dự được nhận cờ thi đua của Thủ Tướng Chính phủ, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thành tích hoạt động kinh doanh và cờ thi đua của Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, là một trong 10 ngân hàng được chọn tham gia vào hệ thống thanh toán tự động liên Ngân hàng. Ngày 12/12/2008, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức đoạt Cúp Bạch Kim “Đỉnh cao chất lượng Việt Nam 2008” – giải thưởng tôn vinh những doanh nghiệp thành công trong việc kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời Ngân hàng TMCP Bắc Á cũng đã lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam – VNR500, dựa theo các tiêu chí đánh giá của Vietnam Report.

2.1.2. Những kết quả hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Bắc Á.

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động quan trọng của các NHTM. Ngân hàng TMCP Bắc Á luôn xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý và áp dụng nhiều biện pháp để huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở các tầng lớp dân cư. Ngân hàng đã vươn tới thị trường liên Ngân hàng và thị trường quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu vốn bức thiết cho hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Bắc Á còn xây dựng các chương trình huy động vốn đặc biệt như: TGTK dự thưởng, TGTK “Căn hộ hạnh phúc”....

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số tiền Số tiền Tăng

giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%) Tổng tài sản nợ 4.630 5.499 18,77 6.762 23 Vốn huy động 3.612 4.346 20,32 5.184 19,3 Vốn + quỹ ngân hàng 776 812 4.64 983 21,05 Tài sản nợ khác 242 341 41 595 74,5

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010

Tốc độ tăng trưởng = (năm sau - năm trước)/năm trước.

Do chú trọng công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động được của Ngân hàng TMCP Bắc Á có tốc độ tăng trưởng cao và đều đặn. Năm 2009 tăng cao nhất đạt 20,32%. Từ năm 2008-2010, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã góp phần tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đảm bảo phát triển và bền vững.

2.1.2.2. Công tác tín dụng.

Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á đã không ngừng mở rộng và lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu vay vốn kịp thời của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà uy tín của Ngân hàng ngày càng được củng cố, tạo niềm tin đối với người gửi tiền và người vay tiền.

Ngân hàng đã liên tục đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các sản phẩm tín dụng có thể kể đến là:

- Cho vay bổ sung vốn lưu động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh - Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư.

- Cho vay đối ứng bằng tiền gửi

- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, triết khấu bộ chứng từ - Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên - Cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá - Cho vay mua nhà, ô tô trả góp

- Cho vay phục vụ đầu tư, phát triển - Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Đồng tài trợ các dự án

Các sản phẩm tín dụng trên được thực hiện thông qua các nghiệp vụ tín dụng: nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn, cho vay cầm cố chứng từ có giá… Không chỉ đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, các hình thức tín dụng, NH TMCP Bắc Á còn mở rộng quan hệ khách hàng, mở rộng quy mô cho vay.

Bảng 2.2: Hoạt động cho vay tại NH TMCP Bắc Á (2008-2010)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tuyệt đối % Tuyệt đối % % TT Tuyệt đối % % TT

Tín dụng 4.630 100 5.499 100 18,8% 6.762 100 22,97%

1. Cho vay ngắn hạn 2.059 44,5 2.916 53 42% 2.853 42,2 -2.16% 2. Cho vay trung, dài hạn 1.059 23 1.035 19 -2.3% 1.522 22,5 47,05% 3. Cho vay đồng tài trợ 1.512 32,5 1.548 28 2,4% 2.387 35,3 54,2%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008, 2009, 2010

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn tín dụng NH TMCP Bắc Á giai đoạn 2008-2010

2008 23% 32,5 % 44,5% 2009 28% 53% 19% 2010 35.3 % 42.2 % 22.5 %

tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các nghiệp vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng do Ngân hàng phê duyệt.

Dư nợ cho vay của NH TMCP Bắc Á nhìn chung đều tăng qua các năm. Đến năm 2009, tổng dư nợ cho vay của NH TMCP Bắc Á đã đạt 5.499 tỷ đồng, tăng trưởng 18,8% so với năm 2008 có tổng dư nợ là 4.630 tỷ đồng. Năm 2010 tổng dư nợ là 6.762 tỷ đồng tăng trưởng 22,97% so với năm 2009 . Nguyên nhân là NH TMCP Bắc Á đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tín dụng với một số khách hàng lớn như: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty lắp máy,…, đồng thời mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng doanh nghiệp mới như Công ty viễn thông điện lực, công ty sữa Hà Nội,…

Nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, NH TMCP Bắc Á đã quan tâm tới việc mở rộng cho vay ngắn hạn thông qua việc đưa ra nhiều hình thức cho vay ngắn hạn như cho vay tài trợ XNK, cho vay tiêu dung, cho vay tài trợ tài sản lưu động, …Do đó cho vay ngắn hạn năm 2009 đạt 2.916 tỷ đồng, tăng 857 tỷ đồng(42%) so với năm 2008 và tỷ trọng chiếm 53% tổng nguồn tín dụng. Năm 2010 cho vay ngắn hạn chỉ đạt 2,854 tỷ đồng giảm 2,16% so với năm 2009

Ta có thể thấy quy mô cho vay trung- dài hạn của NH TMCP Bắc Á giảm dần qua các năm do chủ trương của NH TMCP Bắc Á, giảm bớt các khoản cho vay trung- dài hạn không hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động của NH TMCP Bắc Á .

Đối với cho vay trung- dài hạn thương mại, năm 2009 có sự chững lại, chỉ đạt 1.035 tỷ đồng, giảm 24 tỷ đồng( tức 2,3%) so với năm 2008. Điều này đã được giải thích ở trên là do NH TMCP Bắc Á đang có sự sàng lọc kỹ càng trong việc lựa chọn các doanh nghiệp để cho vay, đảm bảo doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Nhưng đến năm 2010 lại tăng, đạt 1522 tỷ đồng tăng 47.05 % so với năm 2009 vì cũng trong năm này nhiều dự án đầu tư đi vào hoạt động.

Cho vay đồng tài trợ năm 2010 chiếm 35,3% tổng lượng cho vay thấy năm 2010 đã có mức tăng trở lại trong khi năm 2009 tăng chậm so với năm 2008. Cho vay đồng tài trợ năm 2010 đạt 2387 tỷ đồng tăng trưởng 54,2% so với năm 2009. Điều

này báo hiệu trong thời gian tới NH TMCP Bắc Á sẽ mở rộng hoạt động này, vì đây là một hình thức cho vay tương đối hiệu quả với ngân hàng nhằm giảm bớt rủi ro khi cho vay (san sẻ rủi ro giữa các nhà đồng tài trợ).

2.1.2.3. Hoạt động đầu tư

Bên cạnh hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư tuy có tăng trưởng nhưng chưa trở thành một nguồn thu chính của Ngân hàng TMCP Bắc Á, cụ thể số liệu đầu tư của Ngân hàng TMCP Bắc Á có thể thấy trong bảng sau:

Bảng 2.3: Hoạt động đầu tư

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Đầu tư dài hạn 69.350 176.570 263.324

Đầu tư chứng khoán 5.200 184.479 186.147

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2008-2010

Đầu tư dài hạn của ngân hàng tăng mạnh vào 2 năm gần đây. Năm 2009, Bắc Á tiếp tục góp vốn liên doanh vào các dự án, mua cổ phần của các tổ chức khác đạt 176,6 tỷ đồng, gấp 2,56 lần so với đầu năm. Các dự án tổ chức mà Ngân hàng tham gia góp vốn mua cổ phần đang hoạt động rất hiệu quả, góp phần vào thành quả chung trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2009. Sang năm 2010, lượng vốn đầu tư tiếp tục tăng 49,1% lên đến 263 tỷ đồng. Lượng vốn chủ yếu vẫn tập trung vào các dự án: nhà máy thủy điện Za Hưng, nhà máy thủy điện Thái An, quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn,....

Bên cạnh hoạt động đầu tư dự án, Ngân hàng cũng tham gia đầu tư chứng khoán, lượng vốn sử dụng trong hoạt động này tăng không nhiều so với năm 2009 do năm 2008, với sự giảm giá mạnh của sàn chứng khoán, hoạt động chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi nên Ngân hàng không tập trung vốn vào lĩnh vực này. Các chứng khoán nắm giữ của Ngân hàng vào thời điểm này phần lớn là chứng khoán Chính phủ chiếm 73,3% tổng chứng khoán đầu tư.

Ngoài những nghiệp vụ truyền thống trước đây như nhận tiền gửi và cho vay, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã từng bước ứng dụng các thành tựu của khoa học – công nghệ cùng với sự phát triển các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động.

* Về dịch vụ thanh toán: Từ năm 2002, Ngân hàng TMCP Bắc Á đã chính thức tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút được nhiều tổ chức kinh tế và tư nhân đến mở tài khoản tiền gửi giao dịch với ngân hàng, đưa doanh số thanh toán tăng bình quân các năm là 24%, do đó tăng thu phí dịch vụ cho ngân hàng.

* Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2008 tăng 19% so với năm 2007, năm 2009 tăng 36%, năm 2008 tăng 21%. Nhiều L/C có giá trị cao được mở và thanh toán qua Ngân hàng TMCP Bắc Á.

* Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả khích lệ. Tổng giá trị mua bán ngoại tệ năm 2008 tăng gấp 3 lần so với năm 2007, năm 2009 tăng 32,5% so với năm 2008. năm 2010 tăng 27%.

* Các hoạt động khác: Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, công ty chứng khoán Việt thuộc Ngân hàng TMCP Bắc Á đã hoạt động rất tốt cùng với mảng kinh doanh khách sạn và du lịch, khai thác và chế biến quặng mang lại nguồn thu không nhỏ cho Ngân hàng.

Công ty mua bán nợ và quản lý tài sản trực thuộc Ngân hàng TMCP Bắc Á được thành lập 2006. Công ty đã giúp cho Ngân hàng xử lý được một số khoản nợ đọng. Bên cạnh cạnh đó, Công ty còn trực tiếp quản lý một lượng tài sản khá lớn của Ngân hàng vào dự án khách sạn quốc tế ASEAN và khách sạn Xanh, tòa nhà Bắc Á.

2.1.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng TMCP Bắc Á là một trong những ngân hàng đạt được kết quả kinh doanh tương đối cao trong khối các ngân hàng cổ phần.

Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Bắc Á.

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tăng giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%)

Thu lãi cho vay 176.331 -0,4 209.834 19 239.835 14,3

Thu từ kinh

doanh ngoại tệ 5.541 -22 8.034 45 10.525 21

Thu từ dịch vụ

ngân hàng 5.545 -27,3 9.094 64 13.277 46

Thu lãi tiền gửi, chứng khoán 31.112 -8 30.178 -3 28.367 -6 Tổng thu nhập 218.529 13,8 257.14 0 17,67

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á.DOC (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w