Bối cảnh kinh tế xã hội sau 20 năm đổi mớ

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP.doc (Trang 27 - 31)

II. Bối cảnh Việt Nam

1. Bối cảnh kinh tế xã hội sau 20 năm đổi mớ

1.1. Bối cảnh và chủ trương đổi mới

Trước đổi mới, Việt Nam thực hiện công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình XHCN được quan niệm lúc bấy giờ. Theo đó, chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất và cơ chế kế hoạch hoá tập trung đóng vai trò là những yếu tố chủ đạo của mô hình phát triển. Việc thực hiện mô hình phát triển này đã mang lại những kết quả to lớn không thể phủ nhận. Đó là sự bảo đảm quyết định để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, tạo lập những cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu rất quan trọng của XHCN, mang lại cho nhân dân cuộc sống tự do, việc làm, quyền làm chủ xã hội cùng với những cải thiện đáng kể trong đời sống vật chất và tinh thần.

Tuy nhiên, thực tế trước đổi mới, nhất là hơn 10 năm tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước (1975 - 1986), chứng tỏ rằng trong nền kinh tế mang đậm bản sắc nông dân - nông nghiệp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, mô hình phát triển gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung có những khiếm khuyết lớn trong việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Sau nhiều năm vận động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tuy đất nước có đạt được những thành tựu to lớn, song nhiều vấn đề mấu chốt và thiết yếu nhất của cuộc sống nhân dân (ăn, mặc, ở) vẫn chưa được giải quyết đầy đủ; đất nước chưa có những thay đổi sâu sắc và triệt để trong phương thức phát triển; tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng; nhiệt tình lao động và năng lực sáng tạo của nhân dân, tài nguyên và các nguồn lực chưa được khai thác, phát huy đầy đủ, thậm chí bị xói mòn. Nhìn tổng quát, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế Việt Nam vận động thiếu năng động và kém hiệu quả; sự mất cân đối và nguy cơ bất ổn định tiềm ẩn trong đời sống kinh tế - xã hội; lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút. Cuối những năm 70, đất nước đã thực sự lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Vấn đề cấp bách đặt ra cho Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam lúc này là tìm kiếm cách thức phát triển mới có khả năng đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó

quan trọng nhất là phải tháo gỡ các ràng buộc về cơ chế và thể chế để giải phóng các nguồn lực phát triển của đất nước.

Trong lúc đó, trên thế giới cũng diễn ra nhiều biến đổi quan trọng - vừa có ảnh hưởng tới Việt Nam, vừa gợi ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo với các mức độ khác nhau. Đó là :

(1) Công cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc theo hướng mở cửa thị trường bắt đầu diễn ra từ năm 1978. Những thành tựu cải cách nổi bật mà Trung Quốc thu được đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam quan tâm do có sự tương đồng nhiều mặt.

(2) Sự không thành công của công cuộc cải tổ đã dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu.

(3) Thành công của các nước "công nghiệp mới" ở Đông á đưa ra những gợi ý về cách thức và giải pháp phát triển đối với những nước vốn xuất phát từ những nước nông nghiệp và có quan hệ xã hội theo những giá trị văn hoá phương Đông. Đó là những thành công của các chiến lược phát triển: phát huy mạnh nội lực, mở cửa thị trường, hướng vào xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

(4) Xu hướng vừa hợp tác và vừa cạnh tranh trên thế giới đang từng bước thay thế xu hướng đối đầu và xung đột. Tình huống này buộc các quốc gia phải định hướng lại tư duy về các vấn đề phát triển. Khác hẳn trước đây, trong hoàn cảnh phát triển mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành nhu cầu tự thân bên trong đối với nền kinh tế nông nghiệp vốn mang đậm tính chất khép kín, tự cấp tự túc của Việt Nam.

Toàn bộ tình hình trên đây, ở trong cũng như ngoài nước đã tác động đến Việt Nam về cả hai phương diện. Một mặt, nó đòi hỏi phải đổi mới tư duy phát triển, đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế theo một phương thức mới. Mặt khác, nó tạo ra các cơ hội và điều kiện để sự thay đổi đó diễn ra thuận lợi. Đó là điểm khởi đầu cả về lịch sử lẫn lý luận của quá trình đổi mới.

Nhận rõ nhu cầu bức thiết ấy, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI tuyên bố tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và triệt để, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đổi mới tư duy và đường lối phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Chương trình phát triển đất nước được thông qua tại Đại hội này có nội dung đặc biệt quan trọng là (1) chuyển nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; (2) mở rộng hợp tác quốc tế theo phương châm kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và cạnh tranh phát triển dựa trên cơ sở phát huy nội lực; (3) cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đảng cộng sản Việt Nam xác định phải ngày càng hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ thành cơ

chế chung trong quản lý toàn xã hội; (4) phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, coi nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước.

1.2. Thành tựu kinh tế 20 năm đổi mới

Đến năm 2006 này, Việt Nam đã đi được 20 năm trên con đường đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội đất nước. Trong 20 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Đó là:

(1) Đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện.

Từ năm 1986 đến năm 1989, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Nhưng vào đầu thập kỷ 90, khi bước vào thực hiện chiến lược 10 năm 1991 - 2000, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhờ triển khai mạnh mẽ đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đến năm 1995, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 1991-1995 được hoàn thành vượt mức; đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Từ năm 1996 đến năm 2000 đất nước đã đạt được nhịp độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990 - 2000) đạt 7,5%; năm 2000 so với năm 1990, GDP tăng hơn 2 lần. Trong 5 năm (2001 - 2005) của nhiệm kỳ Đại hội IX, GDP bình quân tăng gần 7,5%; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế đã được huy động khá hơn; nhiều lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng đã được phát huy. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện.

(2) Thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. (3) Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần được hình thành.

Nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng và được quy định trong Hiến pháp 1992 đã được cụ thể hoá bằng các luật, pháp lệnh. Nội dung những văn bản pháp luật về quản lý kinh tế và xã hội đã đáp ứng được yêu cầu cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; tạo điều kiện thực hiện quyền tự do kinh doanh, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội.

nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp chuyển từ quản lý cụ thể các hoạt động của nền kinh tế sang quản lý tổng thể nền kinh tế quốc dân; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.

Công tác cải cách nền hành chính Nhà nước được đẩy mạnh. Bộ máy tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương đã được đổi mới, hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý đã được trưởng thành qua thực tiễn kết quả thực hiện các công việc được giao. Cơ chế phân cấp quản lý cho các ngành, các cấp đã nâng cao được vai trò trách nhiệm, tính chủ động của các cấp, các ngành trong việc tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới cơ sở.

(4) Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Cơ cấu ngành kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, làm tăng hiệu quả và chất lượng phát triển. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục (năm 1988 là 21,6% GDP, năm 1995 là 28,8%, năm 2003 là 40%, năm 2005 chiếm 41,04% GDP); nông nghiệp trong GDP năm 1988 là 46,3%, năm 2000 còn 24,5%; năm 2005 là 20,89%; dịch vụ tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,2% năm 2003, 38,5% năm 2005.

Cơ cấu vùng chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh và quan tâm hỗ trợ các vùng còn có nhiều khó khăn. Ba vùng kinh tế trọng điểm bước đầu đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của mình, đạt mức tăng trưởng nhanh, đóng góp hơn 60% GDP của cả nước, bước đầu có vai trò thúc đẩy các vùng khác phát triển. Các vùng kinh tế còn khó khăn đang từng bước vươn lên, có chuyển biến tốt về đời sống kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hoá tương đối nhanh. Các vùng ngoại thành, ven đô thị được chú trọng phát triển.

Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 1990, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,02% tổng số lao động xã hội, năm 2004 còn 58%, năm 2001 còn 57%; năm 2005 lao động trong công nghiệp và xây dựng là gần 18%, trong dịch vụ là 25%.

Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP tăng khá nhanh; nguồn vốn tích luỹ trong nước đã được khai thác tốt hơn, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư. Mặt khác, cũng huy động được nhiều vốn bên ngoài cho đầu tư phát triển. Đã hướng mạnh hơn đầu tư vào các mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; bổ sung

thiết bị và hiện đại hoá một số ngành công nghiệp; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất; xây dựng kết cấu hạ tầng; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xoá đói, giảm nghèo - nhất là ở vùng núi, vùng khó khăn.

Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác.

(5) Đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Hoạt động kinh tế đối ngoại đã có bước phát triển mạnh mẽ, đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đa phương hoá và đa dạng hoá các mối quan hệ với các nước, các tổ chức tài chính quốc tế.

Những kết quả nổi bật nhất trong lĩnh vực đối ngoại là mở rộng thị trường xuất khẩu ra các khu vực trên thế giới; gia nhập khối ASEAN, tham gia AFTA, APEC; bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ; tích cực đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP.doc (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w