II. Bối cảnh Việt Nam
2. Tình hình thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế của Việt Nam
Kể từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, chủ trương chủ động hội nhập kinh tế được xây dựng, phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Chủ trương này góp phần tích cực phá thế bao vây cấm vận của một số thế lực thù địch, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước ở khắp các châu lục trên thế giới, góp phần đắc lực vào việc phát triển thị trường xuất nhập khẩu.
Việt Nam đã trải qua giai đoạn thực hiện các cam kết ban đầu, đến nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng đi vào chiều sâu, việc thực hiện các cam kết trong giai đoạn mới chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị là sự kế thừa, cụ thể hoá và triển khai các đường lối của Đảng đề ra từ trước tới nay, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi khách quan của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới. Để thực hiện Nghị quyết trên, Chính phủ đã có quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/3/2002 cùng Chương trình hành động của Chính phủ.
Tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được triển khai từng bước từ thấp đến cao diễn ra trên cả 3 phương diện: đơn phương, song phương
cầu, diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực gồm hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ.
(1) Các biện pháp đơn phương
Cùng với đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng, Việt Nam từng bước chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Triển khai thực hiện nhiều chính sách cải cách trong lĩnh vực kinh tế nhằm làm cho các hoạt động kinh tế dần tự do và thuận lợi hơn: Trong lĩnh vực đầu tư và thương mại, Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi bổ sung nhiều lần Luật Đầu tư nước ngoài cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việt Nam cũng đã ban hành Pháp lệnh về Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia, Pháp lệnh về các biện pháp tự vệ, đang xây dựng Pháp lệnh về Chống phá giá, cố gắng để đưa pháp luật nước nhà ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ thương mại quốc tế tạo hành lang pháp lý cho quan hệ kinh tế thương mại bình đẳng giữa Việt Nam và các nước. Nhiều biện pháp cấm đoán hoặc hạn chế kinh doanh, buôn bán trước đây từng bước đã được bãi bỏ hoặc nới lỏng, làm cho môi trường kinh doanh của ta thuận lợi hơn. Chúng ta cũng chủ động từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải cách và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
(2) Quan hệ song phương
Đến cuối năm 2004, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với 224/255 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; ký kết được 87 Hiệp định Kinh tế - Thương mại song phương (cả ký mới và ký lại) trong đó quan trọng và toàn diện nhất là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/07/2001 (Hiệp định chính thức có hiệu lực từ 10/12/2001 sau khi được Quốc hội Mỹ thông qua). Đây là kết quả của 4 năm đàm phán và là Hiệp định Thương mại song phương toàn diện nhất đối với cả hai bên trên cơ sở các nguyên tắc và tiêu chuẩn của WTO. Sau một thời gian thực hiện, quan hệ mậu dịch và đầu tư hai nước đã có những bước phát triển đáng kể. Tổng kim ngạch thương mại hai nước năm 2005 ước đạt 7,6 tỉ USD, trong đó xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ là 6,5 tỉ USD, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Việt Nam. Việt Nam cũng vừa hoàn thành ký kết Hiệp định dệt may với Mỹ trong đó Mỹ hạn định quota cho ta ở mức 1,7 tỉ USD.
Bên cạnh đối tác Mỹ, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại với các đối tác quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông và Nam á (Hàn Quốc, ấn Độ...), các nước ASEAN, Tây Bắc Âu, Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La Tinh...
Việt Nam cũng đã ký hơn 350 Hiệp định hợp tác phát triển với các nhà tài trợ, 48 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 42 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và 37 Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế .
(3) Quan hệ đa phương
Việt Nam đã trở thành thành viên của một số tổ chức hợp tác kinh tế khu vực, liên khu vực và thế giới. Bình thường hoá quan hệ với IMF, WB (1992), tham gia ASEAN (1995), ASEM (04/1996), APEC (11/1998). Tháng 11/2002, Việt Nam và các nước ASEAN đã cùng Trung Quốc ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, bao gồm cả việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) vào 2010/2015; ký thoả thuận thành lập Đối tác kinh tế chặt chẽ với úc và New Zealand (CEP AFTA - CER) vào tháng 11/2004. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, Inđônêxia), các quốc gia ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về xây dựng khuôn khổ Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật, ASEAN - ấn Độ. Ngày 10/12/2005, tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Kuala Lumpur, Malaixia), Hiệp định hợp tác kinh tế và phát triển ASEAN - Liên bang Nga cấp ngoại trưởng đã được ký kết, mở ra cơ hội hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam á và Liên bang Nga.
Về tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tháng 1/1995 Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Đến ngày 31/5/2006, Việt Nam và Hoa Kỳ (đối tác cuối cùng trong 28 thành viên WTO yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam) đã ký thoả thuận chính thức kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO. Giữa tháng 6/2006, Việt Nam phối hợp với Ban Thư ký WTO để hoàn tất tài liệu cho phiên đàm phán đa phương (được kỳ vọng là phiên đàm phán đa phương cuối cùng) vào tháng 7/2006 tại Genevơ. Trong phiên đàm phán này, Việt Nam sẽ báo cáo về chương trình hành động lập pháp của mình, trình bày những luật mới mà Quốc hội đã và sẽ ban hành trong năm 2006; đồng thời trả lời các câu hỏi liên quan đến cam kết và thực hiện cam kết của các thành viên WTO . Dự tính, đến tháng 10/2006 Việt Nam có thể trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.
CHƯƠNG III - NHẬN ĐỊNH VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Khi tham gia hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước tiếp cận và mở rộng thị phần các sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện đầu tư, phát triển chiều sâu theo hướng chuyên môn hoá, tận dụng các lợi thế so sánh, thúc đẩy quá trình tham gia vào sự phân công lao động quốc tế của Việt Nam. Mở rộng thị trường xuất khẩu hiện đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thương mại Việt Nam và người thực hiện nhiệm vụ này không ai khác chính là các doanh nghiệp. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp góp phần làm cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, giảm nhập siêu, cơ cấu thị trường cân đối, hạn chế những rủi ro trong thương mại quốc tế, ổn định mức tăng trưởng ngoại thương, góp phần giữ mức tăng trưởng ổn định cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện vẫn là các hàng nông sản, nguyên liệu thô, các mặt hàng chưa qua chế biến… Yếu tố tư bản vốn, hàm lượng tri thức và công nghệ trong các sản phẩm này không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc điều kiện tự nhiên, do đó chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất khẩu thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực lại không hoàn toàn mang thương hiệu Việt nam, ví dụ như dệt, may vì làm gia công chế biến cho nước ngoài. Vì vậy, giá trị gia tăng và thu nhập thấp và do đó khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường quốc tế không cao.
Bảng: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
STT Mặt hàng Đơn vị 2001 2002 2003 2004 20051
1 Gạo Triệu tấn 3,7 3,2 3,8 4,1 4,5
2 Cà phê Nghìn tấn 931 722 749 975 850 3 Cao su Nghìn tấn 308 455 432 513 520