Ước thực hiện

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP.doc (Trang 34 - 38)

II. Bối cảnh Việt Nam

1 ước thực hiện

4 Dây điện và

dây cáp điện Triệu USD 181 188 292 389 500

5 Chè Nghìn tấn 68 75 59 99 80

6 Hàng rau quả Triệu USD 344 221 151 179 230 7 Hạt điều Triệu USD 152 210 277 436 534 8 Hạt tiêu Triệu USD 91 110 105 153 131 9 Hàng thuỷ sản Triệu USD 1816 2036 2200 2401 2650 10 Hàng dệt may Triệu USD 1975 2732 3609 4386 4800 11 Hàng giầy dép Triệu USD 1587 1875 2261 2692 3000

12 Hàng điện tử

và linh kiện Triệu USD 709 605 855 1075 1400 13 Dầu thô Triệu tấn 16,7 16,9 17,1 19,5 18,8 14 Than đá Triệu tấn 4,3 6,0 7,3 11,6 14 15 Sản phẩm gỗ Triệu USD 324 431 567 956 1450

Nguồn: MPI

Như vậy, với thực trạng về sản phẩm của doanh nghiệp nêu trên có thể nói rằng, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh trên thị trường thế giới nếu như không có sự thay đổi về mẫu mã, chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với thị trường trong quá trình hội nhập là cả một vấn đề không đơn giản. Mở cửa thị trường, cùng với cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với thách thức rất lớn là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong thời gian qua, nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Ở nhiều doanh nghiệp, tính tự chủ không cao, khả năng vận hành và tính thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh còn hạn chế. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài về thị trường hàng hoá và dịch vụ. Các doanh nghiệp nước ngoài với ưu thế là nguồn vốn lớn, sản phẩm sản xuất trên nền tảng CNH, HĐH, nên chất lượng và giá cả phù hợp, thêm vào đó là kinh

thương mại quốc tế. Sự cạnh tranh này khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước hai sự lựa chọn :

- Chấp nhận sự cạnh tranh, liên tục đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học - kỹ thuật, vận hành hệ thống quản lý mới, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường dịch vụ nhằm để sản phẩm sản xuất ra có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, chiếm lĩnh được thị trường, hướng tới xuất khẩu và dần tạo uy thế trên thị trường.

- Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị đào thải khỏi thị trường. Điều này có thể xảy ra với những doanh nghiệp quá yếu về tiềm lực kinh tế cũng như thương hiệu, kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Sự đào thải của hàng loạt doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ khiến số lao động thất nghiệp tăng cao. Đây là một trong những vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững.

Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, thị trường nội địa sẽ cạnh tranh khốc liệt hơn do hàng hoá từ các nước tràn vào. Nếu trước đây, hàng Trung Quốc vào Việt Nam phải chịu thuế 40% thì nay chỉ còn 15% và sẽ tiến tới 0%. Vì vậy, sẽ không thể tránh khỏi tình trạng phá sản đối với một số doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, thậm chí kể cả DN lớn. Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều thuận lợi khi cánh cửa thị trường thế giới mở rộng. "Vòng kim cô" quota dệt may từ thị trường lớn nhất, tiềm năng nhất là Mỹ sẽ được tháo bỏ. Một số thị trường ở Nam Mỹ như Brazil, Uruguay, Paraguay... đang áp mức thuế cao đối với hàng dệt may Việt Nam sẽ phải giảm thuế. Việc mở cửa thị trường thế giới sẽ mang lại nhiều lợi thế, thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may tăng tốc.

Như phân tích ở trên, khả năng cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước còn yếu, chúng ta sẽ phải đối phó với những thách thức, bất lợi khi gia nhập WTO như thế nào? Là một nước nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp của ta rất đa dạng, phong phú. Thế nhưng, sự thật trớ trêu là có đến 70% mặt hàng rau quả tại các khách sạn, nhà hàng trên đất nước ta có xuất xứ từ ngoại quốc. Còn tại thị trường các thành phố lớn, rau quả ngoại quốc đang chiếm 20 - 30%! Chúng ta chưa vào WTO mà nhiều sản phẩm nông nghiệp đã quá yếu thế trên sân nhà. Vậy, khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam thật sự gặp rất nhiều thách thức, khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều để thích ứng

Song điều đáng nói ở đây chính là những nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ nước ngoài thường có tiềm lực tài chính mạnh hơn, có hàng hoá chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, có công nghệ phân phối, tiếp thị tốt hơn. Do đó, trong cuộc cạnh tranh để cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng, doanh

nghiệp nước ngoài có sức mạnh hơn sẽ dễ "thắng" được các doanh nghiệp trong nước. Từ đó, nguy cơ bị mất thị phần, mất thị trường trong nước, "thua" ngay trên "sân nhà" là có thật. Tình trạng này xảy ra sớm hay muộn, xảy ra phổ biến hay không tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh, chống đỡ của doanh nghiệp trong nước.

Khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống thuế quan trở nên minh bạch hơn. Do đó, khả năng tiên liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên khiến các doanh nghiệp Việt Nam có thể lập kế hoạch đầu tư và phát triển dài hạn cho doanh nghiệp của mình. Khi hội nhập, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc đầu tiên Việt Nam (cũng như bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào muốn gia nhập WTO) phải làm chính là đàm phán với các thành viên của WTO về cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá của các thành viên WTO thâm nhập vào. Để thực hiện các cam kết khi đàm phán gia nhập WTO, hàng rào thuế quan phải hạ thấp xuống, đồng thời các biện pháp phi thuế như cấm nhập, hạn chế số lượng nhập khẩu, quy định phải có giấy phép... cũng không được áp dụng nữa. Lúc này, thị trường được "mở cửa", doanh nghiệp nước ngoài được tự do tham gia buôn bán, cung cấp hàng hoá như doanh nghiệp trong nước mà không bị phân biệt đối xử. Hàng hoá từ các nước khác sẽ vào Việt Nam dễ dàng. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp trong nước sẽ lâm vào tình trạng bị cạnh tranh bởi thị trường sẽ có thêm nhiều người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

Hộp: Một số sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ sẽ được giảm thuế nhập khẩu

Việt Nam cam kết giảm thuế cho 80% các sản phẩm hóa chất - chiếm đa số trong số các sản phẩm hóa chất Mỹ xuất khẩu vào Việt Nam - xuống đến mức hài hũa theo quy định của Hiệp định về hài hũa thuế trong lĩnh vực húa chất. Mức thuế giảm bỡnh quõn trong lĩnh vực mỹ phẩm từ 44% xuống 17,9%. Thuế đối với dược phẩm sẽ ở mức bỡnh quõn là 2,5% trong vũng 5 năm sau khi thực thi. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, hiện Việt Nam áp dụng mức thuế là 27%. Theo thỏa thuận, mức thuế đối với 3/4 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu từ Mỹ vào Việt Nam sẽ cũn 15% hoặc thấp hơn. Các sản phẩm này bao gồm: sợi cotton, thịt bũ khụng xương, nho, nho khô, táo...

dụng đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường có thể lên tới 30 - 40%; thậm chí nếu bị cáo buộc bán phá giá, có khi lên tới 50 - 70%. Nhưng, khi đã là thành viên của WTO, mức thuế này sẽ hạ xuống còn 0 - 5% (nếu không có tranh chấp thương mại). Như vậy, có thể thấy rằng, gia nhập WTO làm cánh cửa xuất khẩu rộng mở đối với các doanh nghiệp Việt Nam, không những thế, các doanh nghiệp còn được bảo vệ bởi các quy chế của WTO nếu xảy ra tranh chấp thương mại. Tất cả các lĩnh vực từ văn bản pháp quy, bộ máy hành chính, tổ chức doanh nghiệp… cũng phải cải thiện để phù hợp với các tiêu chuẩn mà WTO đưa ra. Rõ ràng, xét về góc độ nào đó, chúng ta sẽ được hưởng lợi rất nhiều do WTO mang lại, rõ nét nhất là khả năng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước vì doanh nghiệp là những chủ thể kinh tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là nơi diễn ra cả quá trình sản xuất và tiêu thụ, quá trình cung - cầu, quá trình mua - bán. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp là người đầu tiên tham gia và đóng vai trò là cầu nối gắn kết các quá trình kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, qua đó góp phần sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực khan hiếm của đất nước, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Để tồn tại và phát triển khi tham gia hội nhập thì khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với những thay đổi là một trong những yếu tố quan trọng, khả năng thích ứng này được thể hiện qua nhiều mặt, khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp như vốn, nhân lực, công nghệ, trình độ quản lý, hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu văn hoá… của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP.doc (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w