II. Bối cảnh Việt Nam
9. Khẳ năng thích ứng với môi trường kinh tế đa văn hoá
Những cách biệt về văn hoá trong quá trình hội nhập kinh tế đã được đề cập nhiều trong các tài liệu, các nghiên cứu về hội nhập. Văn hoá, nhất là văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp hay văn hoá tổ chức được hiểu là một hệ thống các giá trị. các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích luỹ trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức. Văn hoá này sẽ được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên, giữa các doanh nghiệp như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vần đề mà họ phải đối mặt. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường thế giới rộng lớn nhưng cũng buộc các doanh nghiệp, cho dù ở các nước phát triển hay kém phát triển, phải đối mặt với một môi trường nhiều rủi ro hơn và cạnh tranh gay gắt hơn. Khi đó mục tiêu của các doanh nghiệp sẽ là phát huy lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đổi mới và thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh nhằm giành được phần thắng trong hội nhập cạnh tranh.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tạo dựng được khả năng thích ứng tốt trong một môi trường kinh doanh luôn thay đổi.. Khả năng thích ứng của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào khả năng sáng tạo và đổi mới - bao gồm
áp dụng các phương pháp để thực hiện công việc, phản ứng nhanh chóng với đối thủ cạnh tranh và loại trừ những cản trở đối với sự đổi mới. Học hỏi lẫn nhau và học hỏi từ bên ngoài cũng tạo ra khả năng thích ứng của tổ chức. Sự biến động của môi trường kinh doanh, công nghệ và phương pháp thực hiện công việc là rất nhanh, đa dạng và phức tạp do đó học hỏi sẽ giúp cho doanh nghiệp duy trì được khả năng đổi mới. Muốn vậy, doanh nghiệp phải trở thành một tổ chức học tập trong đó, các thành viên phải coi học tập là một mục tiêu quan trọng hàng ngày, tinh thần chấp nhận rủi ro được khuyến khích, kiến thức thông tin được chia sẻ rộng rãi. Bên cạnh đó, các hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đổi mới, phải luôn hướng theo khách hàng. Lợi ích của khách hàng luôn được tính đến trong các quyết định của doanh nghiệp. Tất cả các thành viên, từ lãnh đạo cấp cao cho đến người công nhân sán xuất hay tạp vụ, phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích tất cả các thành viên trong doanh nghiệp có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đó là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể bám sát và phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi nhu cầu khách hàng. Đối với những đơn đặt hàng lớn, doanh nghiệp Việt Nam phải biết liên kết lại theo một tinh thần tương trợ và tôn trọng lẫn nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam vốn bị kém thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế do cung cách làm ăn manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ít nghĩ đến cục diện chung. Việc liên kết để đáp ứng những đơn đặt hàng lớn chỉ thuận lợi trong những bước đầu, sau đó, các doanh nghiệp thường tìm cách xé lẻ, giành riêng hợp đồng cho mình để rồi dẫn đến tình trạng luôn nghi kỵ, đối phó lẫn nhau và sẵn sàng giành giựt quyền lợi riêng cho công ty mình mà không nghĩ đến cục diện chung. Đây là thực trạng rất đáng buồn của văn hoá doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. Nếu không thay đổi được cách suy nghĩ này, chỗ đứng của doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế sẽ chỉ là lời nói suông.
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực và sẵn sàng chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm xuống các cấp quán lý thấp hơn trong tổ chức cần phải được quan tâm một cách thích đáng. Phát triển nguồn lực con người sẽ giúp tăng cường khá năng giải quyết tốt hơn các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp, khơi nguồn các ý tưởng sáng tạo nội bộ và tăng cường năng lực đổi mới của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh đầy biến động như hiện nay, những quyết định tốt nhất để giúp cho doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh chóng không phải là được đưa ra từ ban lãnh đạo cấp cao mà là từ nơi có sẵn thông tin. Điều đó có nghĩa là lãnh đạo cấp cao phải khuyến khích cấp dưới tham gia vào quá trình ra các quyết định chiến lược và tiến hành uỷ quyền mạnh mẽ và triệt để hơn cho các cấp quản lý thấp hơn. Phát triển nguồn nhân lực và uỷ quyền là hai hoạt động bổ trợ cho nhau. Việc uỷ quyền chỉ có hiệu quả khi doanh nghiệp có 1 một đội ngũ quán lý có đủ năng lực để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn của
họ và những phạm vi lớn hơn - đó là kết quả của quá trình phát triển nguồn nhân lực. Ngược lại, uỷ quyền là làm tăng mức độ tự chủ trong công việc và trách nhiệm của cấp dưới, do đó sẽ giúp cho các nhà quản lý ở cấp thấp hơn tích luỹ kinh nghiệm và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định. Việc uỷ quyền sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi doanh nghiệp được phát triển theo mô hình nhóm công tác hoặc nhóm ra quyết định, và các nhóm này sẽ được uỷ quyền một cách rộng rãi để đảm bảo cho các nhóm có đủ thẩm quyền và nguồn lực để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi của nhóm.
Sự kết hợp các yếu tố trên sẽ tạo ra một một nền văn hoá - một năng lực vượt trội - để giúp cho doanh nghiệp vượt lên trên các đối thủ trên đường đua đầy rẫy những vật cản và khó khăn. Xây dựng một nền văn hoá như vậy không phải là việc dễ làm. Nhưng nếu không làm được điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị tiêu diệt trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của thế kỷ 2l.
Tóm lại, từ những nhận định trên, có thể nêu ra đây một cách tổng quát về khả năng thích của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trên thị trường trong và quốc tế còn thấp, nguyên nhân là do:
(1) Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ thông tin về thị trường, ra quyết định theo kinh nghiệm và theo cảm tính là chủ yếu.
(2) Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ). Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động sản xuất kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
(3) Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) hầu như rất hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ kinh doanh.
(4)Văn hoá doanh nghiệp, văn minh thương mại, hệ thống dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu.
(5) Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng còn ít.
(7) Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tốt, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, công nghệ kinh doanh và khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ kinh doanh còn lạc hậu,...
(8) Nhận thức về tầm quan trọng của kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp không xây dựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước ngoài.
(9) Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp còn phức tạp là một nhân tố dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh.
CHƯƠNG IV - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯƠNG KHẢ NĂNG THÍCH ƯNG CUA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO THÍCH ƯNG CUA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO
VÀ AFTA
Gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực là xu thế tất yếu hiện nay trên thế giới, tạo ra cơ hội mới để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng phải đánh đổi bằng việc dỡ bỏ hàng rào bảo hộ, mở cửa và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường nội địa. Cách thức để chúng ta có thể thành công trên con đường hội nhập là phải khai thác lợi thế tối đa, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, phát triển các ngành công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Chúng ta cần một cuộc cách mạng về phương thức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phương thức điều hành hoạt động kinh tế thương mại của các cơ quan chức năng. Dưới đây là một số giải pháp để tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.