Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh ĐăkLăk (2).doc (Trang 36 - 38)

3. Theo trình độ 113 100 130 100 139 100 17 15, 09 6,

3.1.3.4 Tình hình huy động vốn

Chức năng chính của Ngân hàng là trung gian tín dụng, làm cầu nối giữa người thừa tiền và người thiếu tiền, là trung gian “đi vay để cho vay”. Việc huy động vốn được thực hiện tốt sẽ giúp Ngân hàng chủ động và thuận lợi hơn trong việc cho vay cũng các nghiệp vụ khác. Đối với ngân hàng nói chung, nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn sẽ đảm bảo được sự an toàn, hiệu quả trong sử dụng vốn hơn vì đó là nguồn vốn an toàn và ổn định. Tuy nhiên, trong công tác thanh toán nói riêng, thì việc duy trì số dư ở các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ, và các giấy tờ có giá lại là nguồn vốn thuận lợi cho nghiệp vụ này. Vì đây là nguồn vốn có tính thanh khoản cao, phục vụ cho công tác thanh toán là chủ yếu.

Nhìn chung, tiền gửi có kỳ hạn vẫn là nguồn vốn chủ yếu của Chi nhánh, có tỷ trọng trong tổng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, từ 33,2% tổng huy động vốn năm 2007 tăng lên 54 % năm 2008 và 61,2 % năm 2009. Cùng với đó, giá trị huy động của tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng nhanh qua các năm, từ 217.739 triệu đồng năm 2007 tăng thêm 255.344 triệu đồng vào năm 2008, đạt mức 473.083; và giá trị huy động tiền gửi không kỳ hạn năm 2009 tiếp tục tăng thêm 172.883 triệu đồng so với năm 2008, ở mức 645.966 triệu đồng. Điều này đảm bảo cho hoạt động củac nhánh được ổn định và đảm bảo hơn.

Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn, tuy nhiên, nó không ổn định, giảm 39.807 triệu năm 2008, tưong ứng 9,1%, sau đó, tăng nhẹ vào năm 2009, tăng 12.413 tương ứng 3,12%. Nguyên nhân có thể là do những biến động không ổn định của thị trường, cũng do tâm lý của ngườii dân còn nặng thói quen sử dụng tiền mặt trong trao đổi, dự trữ tiền mặt nhiều, nên những khoản tiền gửi thanh toán còn hạn chế.

Vốn từ các nguồn khác như giấy tờ có giá không đáng kể. Thị trường các loại chứng từ có giá chưa có điều kiện phát triển mạnh do nó còn phụ thuộc nhiều vào chính sách từ Trung Ương. Nên có thể thấy huy động qua giấy tờ có giá không phải là nguồn thu hút chủ lực mà chi nhánh hướng đến.

Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Giá trị vốn huy động So sánh

2007 2008 2009 2008/2007 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

Tiền gửi không kỳ hạn 437.516 66,7 397.709 45,4 410.122 38,8 -39.807 -9,1 12.413 3,1

Tiền gửi có kỳ hạn 217.739 33,2 473. 083 54,0 645.966 61,2 255.344 117,3 172.883 36,5

Phát hành GTCG 0 0 4.523 0,5 0 0 4.523 - -4.523 -100

Tiền gửi ký quỹ 1.059 0,1 182 0,1 133 0,0 -877 -82,8 -49 -26,9

Tổng cộng 656.314 100 875.497 100 1.056.221 100 219.183 33,4 180.724 20,6

(Nguồn: phòng tổng hợp) * Ghi chú:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh ĐăkLăk (2).doc (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w