GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo&PTNT SÔNG CÔNG
3.2.3. Một số giải pháp khác
• Văn hóa quản trị rủi ro của NH. NH cần nâng cao hơn nữa văn hóa quản trị trong bộ máy quản lý cũng như toàn bộ đội ngũ cán bộ. Cần đưa ra những định hướng để toàn bộ hệ thống nội bộ NH nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro đặc biết cần tập trung vào RRLS đối với hoạt động kinh doanh NH. Có như vậy, công tác quản trị RRLS mới có thể thực hiện được một cách nhanh chóng, dễ dàng và có hiệu quả hơn.
• Nâng cao năng lực điều hành của ban lãnh đạo. Việc nâng cao năng lực và trách nhiệm của ban điều hành là việc rất cần thiết để hoạt động kinh doanh được thực hiện ổn định, thông suốt và có hiệu quả. Do đó, cần phải nâng cao năng lực hoạch định chính sách, năng lực ra quyết định trong việc quản trị TSN, TSC của NHTM. Người lãnh đạo giỏi cần phải có kỹ năng chuyên môn tốt, kỹ năng phân tích và phán đoán để dự đoán những thay đổi trong môi trường kinh doanh trong tương lai, trên cơ sở đó hoạch định chính xác các chiến lược đối phó cũng như xây dựng các chính sách đón cơ hội phù hợp, kỹ năng đối nhân xử thế không chỉ trong mối quan hệ với cấp dưới, với đồng nghiệp mà còn cả với cấp trên và KH.
• Đào tạo đội ngũ cán bộ. NH là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động bởi nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hóa.... Mỗi nhân tố đều có thể tác động rất nhanh chóng đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Vì vậy, vấn đề con người cần phải được chú trọng. Chi nhánh cần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cho từng bộ phận, từng vị trí công tác, có chính sách tuyển dụng đúng đắn nhằm thu hút nhân tài, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ của người làm việc, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi tuyển dụng, chú trọng về cả chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Cần tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, khuyến khích bằng cách hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí
khóa học, thực hiện khen thưởng, đề bạt đối với những nhân viên có ứng dụng tốt vào thực tế từ khóa học. Đối với những cán bộ được tuyển dụng cho công tác quản lý RRLS, nên lựa chọn những nhân viên giỏi ngoại ngữ, trình độ chuyên môn tốt, đặc biệt là kỹ thuật đo lường RRLS, kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro. Cần bố trí kế hoạch cụ thể cho việc đào tạo và đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn và dài hạn, cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, thuê chuyên gia nước ngoài đào tạo tại chỗ,... nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ NH có chuyên môn, năng lực quản lý cao.
• Nâng cao chất lượng thông tin. Thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các cán bộ phân tích đúng thực trạng biến động thị trường, từ đó NH có thể dự đoán được sự biến động của môi trường kinh danh tác động đến hoạt động kinh doanh của NH mình. Trên cơ sở các nguồn thông tin bên ngoài sử dụng cho việc dự báo và lượng hóa RRLS, bộ phận chịu trách nhiệm đo lường RRLS phải thường xuyên báo cáo để cung cấp thông tin cho lãnh đạo NH là những người chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý rủi ro. Các báo cáo RRLS phải được lập thường xuyên định kỳ và trong báo cáo phải có sự đối chiếu so sánh mức rủi ro thực tế với những giới hạn rủi ro quy định trong chính sách quản lý RRLS.
• Hiện đại hóa công nghệ thông tin. NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay đang sử dụng phần mềm IPCAS, đáp ứng được nhu cầu và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy vậy, việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc dự báo, kiểm soát rủi ro còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cần thiết phải đấy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ NH, tăng cường trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin, tiếp tục triển khai các mô hình tổ chức và quản trị hiệc đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế; phát triển hệ thống thông tin
quản trị. NH cũng nên chú trọng phát triển những phần mềm chuyên dành cho công tác thu thập dữ liệu, đo lường, phân tích và đánh giá RRLS.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ