Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu giai_phap_phong_ngua_han_che_rui_ro_lai_suat_tai_nhno_ptnt_2429 (2).doc (Trang 75 - 77)

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo&PTNT SÔNG CÔNG

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

Tiến hành quản lý rủi ro toàn diện. Rủi ro của NH mang tính hệ thống không chỉ ảnh hưởng tới toàn bộ phạm vi trong hệ thống NH mà còn thể hiện trong mối liên hệ giữa các loại rủi ro với nhau. Vì vậy NHNo&PTNT Việt Nam nên quản lý rủi ro môt cách hệ thống để có thể nhận thức được tất cả các loại rủi ro mà NH có thể gặp phải và từ đó có được những biện pháp phòng ngừa rủi ro tối ưu nhất.

Để quản lý rủi ro hệ thống đòi hỏi phải có một hiểu biết sâu sắc tất cả các hoạt động của NH cũng như những chính sách tài chính của NH. Trước hết, NH nên cân nhắc tất cả những rủi ro, sau đó với chiến lược kinh doanh hiện thời, NH tiến hành xếp hạng rủi ro theo mức độ tác động và khả năng xảy ra.

Hình 3.2 – Biểu đồ về khả năng phát sinh và tác động của rủi ro

Theo biểu đồ trên có:

Mục A: RR đòi hỏi có biện pháp xử lý ngay

Mục B: Cần có kế hoạch phòng ngừa RR phù hợp

Mục C: Các biện pháp xử lý cần được cân nhắc thận trọng

Mục D:Ít quan tâm nhưng cần có những đánh giá mang tính chu kỳ

Sau khi rủi ro hệ thống đã được đánh giá và phân loại, NH cần có quyết định với những trường hợp cụ thể với những chiến lược kiểm soát nhằm hạn chế hoặc phòng tránh rủi ro này.

Tổ chức và cơ cấu lại bộ phận quản lý rủi ro trong NH. NHNo&PTNT Việt Nam nên thiết lập Ban quản lý rủi ro. Trong đó, nên phân tách bảng cân đối tài sản, Ban quản lý rủi ro TSN và ban quản lý rủi ro TSC. Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro có nhiệm vụ chuyên trách kết nối thông tin rủi ro giữa hai ban này và tổng hợp một cách chọn lọc những ý kiến đề xuất về biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ.

Nâng cao công tác kiểm soát nội bộ theo định hướng rủi ro. Để hạn chế rủi ro thì hoạt động giám sát và kiểm tra nội bộ là điều không thể thiếu. Để nâng

Tác động

của RR Tác động cao

Rủi ro thấp (B) Tác động caoRủi ro cao (A)

Tác động thấp Rủi ro thấp (D)

Tác động thấp Rủi ro cao (C)

cao công tác kiểm soát nội bộ theo định hướng rủi ro, NH nên chú trọng vào 2 vấn đề:

- Công tác lập kế hoạch kiểm soát rủi ro phải được xây dựng trên cơ sở phân tích rủi ro trên các mảng hoạt động kinh doanh của NH. Cần xác định những hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng nhiều rủi ro để xác định trọng tâm kiểm toán

- Thực hiện kiểm soát: NH phải tiến hành kiểm soát và quản lý rủi ro trên cơ sở 4 bước:

Bước 1: Xác định rủi ro Bước 2: Định lượng rủi ro Bước 3: Điều tiết rủi ro Bước 4: Giám sát rủi ro

Chủ động nghiên cứu và sử dụng giao dịch phái sinh. NH cần mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ về giao dịch phái sinh cho một số bộ phận hoạt động trong NH.

Hiện đại hóa công nghệ NH. Ứng dụng thanh tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong hệ thống NH để thanh toán nhanh chóng, an toàn, chính xác và tiện lợi. Từ đó góp phận cho việc áp dụng các cách xác định RRLS theo các mô hình đã định.

Hiện nay có nhiều công nghệ NH để lựa chọn. NH cần suy nghĩ đến việc quản trị RRLS để lựa chọn công nghệ phù hợp, nhanh chóng thông báo chính xác về tình hình của NH, góp phần giảm thiểu tổn thất cho NH.

Một phần của tài liệu giai_phap_phong_ngua_han_che_rui_ro_lai_suat_tai_nhno_ptnt_2429 (2).doc (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w