Thực trạng chất lượng tín dụng của Sở giao dịch – Ngân hàng Chính Sách xã hội Nam Định trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Nam Định.doc (Trang 32 - 33)

Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng và chất lượng tín dụng của sở giao dịch-Ngân hàng chính sách xã hộ

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của Sở giao dịch – Ngân hàng Chính Sách xã hội Nam Định trong những năm gần đây

Sách xã hội Nam Định trong những năm gần đây

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định thành lập và đi vào hoạt động được kế thừa kết quả 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục Vụ người nghèo. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, tỷ trọng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giảm. Tiểu thủ công nghiệp và hành nghề trong nông thôn phát triển mạnh, nhiều nghề truyền thống được khôi phục. Tuy nhiên , cơ cấu lao động sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (78,2%). Trong khi đó , thời gian sử dụng cho lao động mùa vụ chiếm 40%, còn 60% thời gian sau mùa vụ thiếu việc làm . Thu nhập quốc dân của tỉnh so với những năm trước đây có mức tăng trưởng khá, năm sau tăng cao hơn năm trước, đạt mức bình quân 7,6% năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,3 triệu đồng/ năm.

Từ khi đổi mới và phát triển theo cơ chế thị trường, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế đạt được: thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ trọng sản xuất công nghiệp tăng nhanh một số khu công nhiệp mới được mở thêm, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập thu hút thêm lao động, những người có sức lao động đời sống ổn định Bên cạnh đó, những người không còn đất sản xuất, không có nghề, không có vốn, không có việc làm đời sống càng trở nên khó khăn hơn. Trong nông thôn ngành nghề phát triển, những người có vốn, có người trở nên giầu có biết

tính toán làm ăn, đời sống nâng lên, có người trở nên giàu có. Những hộ không có sức lao động hoàn cảnh neo đơn, không có vốn sản xuất, đông con cuộc sống càng trở nên khó khăn vì thu nhập thấp nhưng chi phí giành cho sinh hoạt, học tập, khám chữa bệnh ngày một tăng từ đó dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng thêm.

Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập và đi vào hoạt động đáp ứng đúng yêu cầu xã hội cần, người nghèo và những người thuộc diện chính sách khác cần có kênh thông tin tín dụng riêng để dễ tiếp cận. Giúp đỡ người nghèo, đối tượng chính sách có việc làm, có thu nhập ổn định là góp phần làm cho an ninh ổn định làm tiền đề cho xã hội phát triển. Lợi ích Ngân hàng chính sách xã hội mang lại lợi ích toàn xã hội, các cấp chính quyền coi Ngân hàng chính sách xã hội là công cụ thực hiện xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm .

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập và đi vào hoạt động thuận lợi rất nhiều nhưng cũng không ít khó khăn cần được khắc phục: Chất lượng, hiệu quả đầu tư tín dụng còn thấp, tỷ lệ quá hạn đang ở mức cao. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc thiếu thốn toàn bộ trụ sở của chi nhánh tỉnh và các phòng giao dịch phải thuê mượn, nhiều nơi chật hẹp không đủ diện tích làm việc, phương tiện vận chuyển tiền, kho tàng không có, máy móc thiết bị phải trang bị dần...Vấn đề này, sẽ được cụ thể hoá thông qua thực trạng chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch- Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Nam Định.doc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w