Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Nam Định.doc (Trang 63 - 66)

- Nguyên nhân của những tồn tạ

3.3.3.Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Bảng 6: Tình hình lao động của NHCSXH Nam Định qua 3 năm 2003- 2005

(Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2005)

Qua bảng trên ta thấy, việc đầu tư vào công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng là rất cần thiết và cấp bách.

Trong mọi lĩnh vực con người là yếu tố quyết định. Đó là một chân lý song ở đây xin được cụ thể là việc đảm bảo chất lượng tín dụng trước hết phải do chính những người trực tiếp làm tín dụng – cán bộ tín dụng quyết định. Cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý nghiệp vụ có tính biến động nhưng liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, gặp gỡ trực tiếp với nhiều loại khách hàng, đối mặt với nhiều cám dỗ, có nhiều cơ hội có thể thực hiện những hành vi vụ lợi... Vì vậy, người cán bộ tín dụng cần phải được tuyển chọn bố trí hợp lý được quan tâm giáo dục, rèn luyện... và phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cơ bản sau:

Cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo kiến thức nghiệm vụ cơ bản về tín dụng Ngân hàng một cách chính quy ở trình độ đại học hoặc cao đẳng. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều loại hình đào tạo ở các hình thức. Thời gian chương trình khác nhau nên tất yếu sẽ có những loại chất lượng khác nhau. Vì vậy, khi tuyển chọn cán bộ tín dụng cần có sự phân biệt sự phân biệt rõ ràng và cần chọn những người chính qui dài hạn vì: Một mặt để học được chính quy dài hạn những người đó phải có một chỉ số thông minh nhất định, phương pháp và chất lượng đào tạo ở cấp học chính quy dài hạn sẽ tạo cho người học một lượng kiến thức cơ bản nhiều hơn sâu hơn các loại đào tạo khác. Trong quá trình làm việc cán bộ tín dụng để phù hợp và đáp ứng được sự vận động và phát triển của xã hội.

` + Phải có đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cao:

Người cán bộ tín dụng hơn bao giờ hết phải có đạo đức tốt, không thể bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, phải coi sự nghiệp, danh dự bản thân và lợi ích của Ngân hàng lên trên hết. Bên cạnh đó, còn phải có trách nhiệm nghề nghiệp rất cao mới có thể xử lý tốt công việc được giao. Thể hiện có trách nhiệm cao trong việc tìm tòi, học hỏi nghiệp vụ, trách nhiệm cao trong từng công việc, dám làm dám chịu trách nhiệm với cách xử lý của mình. Thực tế đã có một số cán bộ tín dụng đã không có đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng cương vị quyền hạn để lừa đảo lấy tiền của ngân hàng cũng có một số cán bộ tín dụng mặc dù không vụ lợi nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong xử lý nghiệp vụ làm theo chỉ đạo của người khác hoặc về tình cảm cá nhân mà bỏ qua các qui trình, tiêu chuẩn tín dụng nên gây thất thoát làm giảm chất lượng tín dụng.

+Phải có bản lĩnh kinh nghiệm nghề nghiệp:

Để có được kinh nghiệm và xác định được bản lĩnh nghề nghiệp của một cán bộ cần phải có thời gian. Vấn đề này đề cập đến việc cán bộ tín dụng cần phải có tinh thần trách nhiệm học hỏi, rèn luyện và ngân hàng phải có chính sách đào tạo trong quá trình hoạt động thực tế. Đồng thời khi phân công phải giao việc cho cán

bộ tín dụng cần chú ý đến kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp tương xứng với tính khó khăn phức tạp của công việc, lĩnh vực mà cán bộ tín dụng phụ trách..

Trên cơ sở những tiêu chuẩn nêu trên SGD với tư cách là một Sở đầu mối của toàn nghành thì tiêu chuẩn của một người cán bộ tín dụng lại càng nên chặt hơn. Thấy được tầm quan trọng của người cán bộ nên trong năm qua ngân hàng Chính Sách Xã Hội Nam Định đã tổ chức ra cuộc thi tuyển người tài để củng cố cán bộ ngân hàng Chính Sách Xã Hội Nam Định nói chung và SGD nói riêng. Mặc dù vậy nhưng số lượng cán bộ tín dụng tại phòng kinh doanh SGD vẫn còn thiếu. Hy vọng rằng trong năm tới với sự sáng suốt lựa chọn của ban lãnh đạo phòng kinh doanh sẽ có thêm được những cán bộ thực sự có đức, có tài góp phần nâng cao chất lượng công tác tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Nam Định.doc (Trang 63 - 66)