Phương thức tín dụng chứngtừ (L/C)

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SACOMBANK HUẾ .doc (Trang 28 - 38)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.2Phương thức tín dụng chứngtừ (L/C)

Một trong những phương thức TTQT hiện nay được sử dụng phổ biến đó là phương thức tín dụng chứng chứng từ, được thực hiện theo bản “qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Pracice for documenttary credit) do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành. Văn bản đầu tiên xuất bản năm 1952, 1962, 1974, 1983, 1993 và văn bản mới nhất hiện nay là UCP 600 có giá trị hiệu lực từ ngày 01/ 07/ 2007. Với phương thức thanh toán tiền cho bên XK và bảo đảm co cả hai phía nhiều quyền lợi như: ính an toàn trong chi trả, kiển tra chứng từ... theo thông lệ quốc tế L/C có gái trị pháp lý như hợp đồng và đôi khi chi tiết, chặt chẽ hơn cả hợp đồng.

UCP – 600 là một văn bản pháp lý không mang tính bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Do đó nếu áp dụng UCP – 600 thì phải chỉ dẫn chiếu điều ấy trong bán hợp đồng.

Nội dung UCP – 600 gồm 39 điều khoản chia làm 7 phần:

Phần A gồm 5 điều (Điều từ 1 -5) các quy định chung và định nghĩa.

Phần B gồm 8 điều (Điều 6 – 13) quy định các hình thức và thông báo thư tín dụng, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của NH và các trường hợp miễn trách nhiệm.

Phần C gồm 16 điều (Điều 14 – 29) quy định về các loại chứng từ, chủ yếu là chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm và hóa đơn thương mại

Phần D gồm 10 điều (Từ 30 – 39) quy định thời hạn hiệu lực, dung sai, số lượng, số tiền, đơn giá, thời gian xuất trình... về việc chuyển nhượng số tiền thu được của người hưởng lợi.

Với phương thức thanh toán chứng từ, NH không chỉ là người đại diện bên NK thanh toán tiền cho bên XK và đảm bảo cho cả hai phía nhiều quyền lợi như: tính an toàn trong chi trả, kiểm trâ chứng từ,... theo thông lệ quốc tế L/C có giá trị pháp lý như hợp đồng và đôi khi chi tiết, chặt chẽ hơn cả hợp đồng.

Phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank chia làm 2 loại: - Phương thức tín dụng chứng từ NK

- Phương thức tín dụng chứng từ XK

a- Phương thức tín dụng chứng từ NK

* Quy trình phát hành L/C NK

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng

Bộ hồ sơ bao gồm:

− Giấy yêu cầu mở L/C

− Hợp đồng ngoại thương (bản sao y)

− Nếu có tài trợ thì xuất trình hồ sơ theo quy định của Quy chế cho vay sản xuất kinh doanh

− Giấy phép NK (Nếu có)

− Hợp đồng bảo lãnh (L/C trả chậm)

− Văn bản cam kết lịch thanh toán (L/C trả chậm)

− Bản sao hồ sơ pháp lý (Nếu khách hàng giao dịch lần đầu)

− Đơn xin mua ngoại tệ

− Phương án kinh doanh

− Giấy ủy quyền cử người đại diện giao dịch với NH.

Giao dịch viên sẽ tiến hàng kiểm tra các chứng từ theo tiêu chí sau:

− Bộ hồ sơ phải đầy đủ các loại chứng từ yêu cầu, các chứng từ phải có đầy đủ chữ ký và dấu mộc của cơ quan có thẩm quyền.

− Giấy yêu cầu mở L/C phải đầy đủ các chi tiết quan trọng, nếu có chỉnh sửa thì phải có dấu xác nhận có chỉnh sửa của đơn vị.

− Nội dung của hợp đồng bảo hiểm phải phù hợp với nội dung L/C yêu cầu mở.

Bước 2: Thẩm định và lập tờ trình

Thẩm định hàng hóa NK: Kiểm tra mãi lực, mức độ chuyên dùng và mục đích sử dụng tại đơn vị NK có thuộc diện cấm nhập hoặc NK có điều kiện không.

Thẩm định nhà cung cấp: Kiểm tra tình hình tài chính, khả năng thanh toán, năng lực sản xuất, kinh doanh mặt hàng vừa NK, đặc biệt NH xem xét mức ký quỹ bao nhiêu thì phù hợp và khách hàng sẽ thanh toán cho lô hàng nhập từ nguồn thu nhập nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp có tài trợ thì hồ sơ tài trợ được lập và lưu theo đúng Quy chế cho vay sản xuất kinh doanh.

Giao dịch viên chi nhánh sẽ tiến hành ký quỹ, nhập ngoại bảng, soạn điện L/C và in bản thảo điện MT700 theo trình tự các bước trong giao dịch mở L/C của phân hệ quản lý hệ thống NH. Giấy yêu cầu phát hành L/C là căn cứ có giá trị pháp lý duy nhất để soạn thảo L/C.

Sau khi lập xong, giao dịch viên sẽ kiểm tra lại toàn bộ nội dung bản thảo điện MT007 về mở L/C.

Giao dịch viên tiến hành lập tờ trình phát hành L/C, thực hiện giao dịch ký quỹ L/C đồng thời thu phí mở L/C, thu phí telex mở.

Bước 4: Trình ký và duyệt điện phát hành L/C

Giao dịch viên chi nhánh sẽ trình toàn bộ hồ sơ vừa thực hiện ở các bước trên cho Kiểm Soát, Trưởng Phòng kiểm tra, có ý kiến và trình tiếp cho Giám Đốc ký. Trình ban lãnh đạo chi nhánh duyệt ký quỹ và duyệt điện phát hành L/C để chuyển điện L/C lên Hội sở.

Lưu ý:

Trường hợp có tài trợ; khách hàng thanh toán L/C phải hoàn tất hồ sơ vay song song với hồ sơ L/C để trình ban lãnh đạo chi nhánh duyệt một lần. L/C chỉ được phát hành khi tờ trình tín dụng được duyệt.

Trường hợp bảo lãnh thanh toán trả chậm: việc phát hành L/C chỉ được thực hiện khi hoàn tất hồ sơ cầm cố/thế chấp tài sản để NH Sacombank bảo lãnh. Phí bảo lãnh được thu ngay lúc hoàn tất hồ sơ bảo lãnh và không được hoàn lại vì bất cứ lý do gì.

Trường hợp phát hành L/C vượt hạn mức phán quyết của Giám Đốc chi nhánh, Giám Đốc chi nhánh phải có ý kiến đề xuất, trình ban Giám Đốc.

Bước 5: Hoàn tất hồ sơ phát hành

Chi nhánh nhận điện MT070 từ Hội sở chuyển về, in điện từ Sacombank, đóng dấu điện đi và trình kiểm soát, giám đốc ký.

Giao điện L/C cho khách hàng

* Quy trình tu chỉnh L/C NK

Sau khi hoàn tất hoàn tất hồ sơ, nếu có sai xót hoặc thay đổi gì về mặt nội dung so với L/C gốc thì NH sẽ tiến hành tu chỉnh theo yêu cầu tu chỉnh của khách hàng, tức phải có sự đồng ý của các bên tham gia.

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra và xử lý hồ sơ

− Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng trong đó phải có giấy yêu cầu tu chỉnh L/C, giao dịch viên tiến hành kiểm tra nội dung yêu cầu tu chỉnh, nếu nội dụng yêu cầu chưa

hợp lệ thì yêu cầu khách hàng chỉnh sửa lại.

− Trường hợp tu chỉnh tăng tiền thì thực hiện ký quỹ, hạch toán ngoại bảng.

− Thực hiện các bước giao dịch tu chỉnh L/C trong phân hệ thống máy tính và soạn điện MT707. Căn cứ duy nhất để thực hiện tu chỉnh L/C là giấy yêu cầu tu chỉnh của khách hàng.

− In điện tu chỉnh từ hệ thống máy tính − Thu phí tu chỉnh (Nếu nhà NK chịu)

Bước 2: Trình ký, trình duyệt điện chuyển lên Hội sở

− Trình toàn bộ hồ sơ vừa thực hiện cho kiểm soát, trưởng phòng kiểm tra và trình tiếp Giám đốc chi nhánh ký.

− Trình Giám đốc chi nhánh duyệt điện tu chỉnh trên hệ thống máy tính và chuyển điện lên Hội sở.

Bước 3: Nhận điện từ Hội sở và hoàn tất hồ sơ tu chỉnh

− In điện

− Giao điện tu chỉnh cho khách hàng − Mở bìa hồ sơ.

* Quy trình xử lý chứng từ L/C NK

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra bộ chứng từ

Chi nhánh nhận được bộ chứng từ do NH nước ngoài gửi đến, đóng dấu “Chứng từ đến”, ghi rõ số và ngày chứng từ đến, số biên lai, tên đơn vị chuyển phát lên Cover letter gốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú ý:

− Khi ghi sổ phải ghi lại chi tiết về ngày chứng từ đến, số biên nhận của dịch vụ chuyển phát nhanh, số tham chiếu của Sacombank, trị giá bộ chứng từ, tên đơn vị NK, NH gửi chứng từ, người nhận.

− Kiểm tra đối chiếu số lượng và chủng loại chứng từ với bảng kê chứng từ của NH gởi đến, lưu lại một bộ photo chứng từ ở chi nhánh cùng với Cover letter do NH nước ngoài gửi đến, gửi bộ chứng tù bản chính cho khách hàng.

− Thông báo bộ chứng từ đã về cho khách hàng bằng phương tiện nhanh nhất trong vòng 24 giờ để khách hàng chuẩn bị nguồn thanh toán, thời hạn thanh toán.

Giao dịch viên chi nhánh sẽ kiểm tra từng chủng loại và số lượng chứng từ xuất trình xem có đúng yêu cầu L/C không.

Kiểm tra số tiền trên Cover letter và hóa đơn, hối phiếu có đúng khớp theo yêu cầu L/C không.

Cập nhật dữ liệu chứng từ về vào chương trình hệ thống máy tính để theo dõi ngày đến hạn thanh toán, cập nhật lên bìa hồ sơ 2 chi tiết chính: ngày chứng từ về, trị giá bộ chứng từ.

Nếu bộ chứng từ hợp lệ yêu cầu khách hàng nộp tiền thanh toán và đưa toàn bộ chứng từ gốc cho khách hàng ngoại trừ Cover letter, bản sao bộ chứng từ và các chứng từ khác có bất hợp lệ (Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ).

Bước 2: Kiểm tra chi tiết bộ chứng từ

Những chứng từ quan trọng: Hóa đơn thương mại (Commercial invoice); vận đơn; Hối phiếu; Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of orginal – C/O)

Bước 3: Xử lý chứng từ bất hợp lệ (BHL)

Gửi thông báo BHL

- Soạn thông báo BHL, in điện trình kiểm soát viên chi nhánh kiểm tra và trình tiếp giám đốc chi nhánh ký và duyệt điện.

- Gửi thông báo cho TTQT: ngày fax thông báo BHL chậm nhất lúc 16h ngày làm việc thứ 5 kể từ ngày chứng từ đến chi nhánh, ghi rõ các điểm sai biệt.

- Thông báo cho khách hàng, ngoại trừ các BHL được nêu trên Cover Letter, chi nhánh chỉ được thông báo cho khách hàng các nội dung BHL bằng văn bản sau khi thống nhất với Phòng TTQT. - Phòng TTQT tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh và kiểm tra hồ sơ, trình lãnh đạo phòng ký và duyệt điện chuyển vào Swift. Sau đó chuyển điện về chi nhánh và chi nhánh sẽ in điện giao cho khách hàng.

Gia hạn thanh toán

Việc gia hạn thanh toán phải được hòa tất trước ngày đáo hạn L/C, thủ tục tiến hành theo bước sau:

Giao dịch viên nhận văn bản của khách hàng thực hiện các bước: soạn điện đề nghị nước ngoài gia hạn thanh toán, sau đó trình KSVCN/TPCN ký và trình tiếp cho GĐCN ký bản thảo và duyệt điện và chuyển về Hội sở.

TTVHS duyệt điện, trình KSTHS/TPHS ký. Sau đó duyệt điện qua swift, kết nối chuyển điện ra nước ngoài và chuyển điện ra chi nhánh.

Thông báo cho khách hàng kết quả khi nhận điện của Hội Sở Cập nhật ngày thanh toán mới nếu được gia hạn.

Giãm giá trị thanh toán

Việc giảm giá trị thanh toán được thực hiện giống như gia hạn thanh toán trừ trường hợp NH chuyển chứng từ chủ động gởi điện đồng ý giảm giá trị thanh toán.

Hoàn trả bộ chứng từ

Việc từ chối thanh toán và hoàn trả chứng từ chỉ được thực hiện khi có văn bản chính thức của khách hàng với điều kiện: bộ chứng từ BHL; có điện yêu cầu NH hoàn trả chứng từ; xác định thương vụ có tính chất lừa đảo.

Nhận văn bản của khách hàng, lập phiếu đề nghị, trình kiểm soát viên chi nhánh và giám đốc chi nhánh ký rồi chuyển bộ chứng từ và 2 văn bản này lên Phòng TTQT (Hội sở)

Bảo quản bộ chứng từ nghiêm ngặt

Lập Cover Letter hoàn trả bo chứng từ khi nhận điện có mật mã đồng ý thu hồi lại chứng từ của NH chuyển chứng từ, trình Kiểm soat viên Hội sở và ban Tổng Giám Đốc ký

Photo toàn bộ bản gốc bộ chứng từ và lưu hồ sơ Thu phí phát sinh, cập nhật phát sinh vào.

* Quy trình thanh toán L/C NK

Đối với L/C trả ngay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ chứng từ hợp lệ: phải thanh toán trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ. Khi thanh toán bộ chứng từ BHL phải có phiếu đề nghị ký hậu vận đơn đã có chữ ký xác nhận của Giám Đốc chi nhánh.

Các bước thực hiện:

− GDVCN cho khách hàng ký quỹ bổ sung, xuất ngoại bảng, lập phiếu thanh toán theo mẫu 02 – TTQT

− GDV xác nhận số dư, hạch toán. Sau đó tiến hành soạn điện MT202, MT756, MT999 (nếu có) trên chương trình Smartbank, in điện, trình tất cả các giấy tờ vừa tạo ra trên cho kiểm soát ký, sau đó trình toàn bộ hồ sơ và B/L ký hậu cho Giám Đốc ký, duyệt điện chuyển lên Hội sở đồng thời chuyển bản thảo điện, phiếu thanh toán có chữ ký của Giám Đốc chi nhánh và phiếu chuyển khoản về Hội Sở.

− Hội sở căn cứ vào điện MT202 chỉnh sửa cho đúng kỹ thuật thanh toán, duyệt điện Smartbank vào Swift và chuyển ra nước ngoài, chuyển điện đã duyệt về chi nhánh.

− Cập nhật và mở bìa lưu hồ sơ.

Đối với L/C trả chậm

Sau khi nhận hối phiếu đã được khách hàng chấp nhận thanh toán, chi nhánh chuyển phiếu đề nghị đi điện chấp nhận thanh toán lên Hội Sơ, đến ngày đáo hạn mới thực hiện thanh toán như trên.

*Quy trình hủy L/C

- Đối với L/C còn hiệu lực

L/C không hủy ngang chỉ được hủy khi có sự đồng ý của các bên tham gia, đồng thời chỉ được thực hiện yêu cầu hủy L/C của khách hàng khi bộ chứng từ đã được xuất trình hoặc đã thanh toán hết các bộ chứng từ đã xuất trình.

Người mở yêu cầu hủy L/C Các bước thực hiện

Giao dịch viên chi nhánh tiếp nhận, kiểm tra điều kiện hủy.

Tiến hành các bước trên hệ thống máy tính soạn điện hủy L/C gởi đến NH người thụ hưởng và điện xác nhận lại cho Sacombank.

Trình KSVCN kiểm tra và trình tiếp GĐCN duyệt Giao dịch viên gởi bản thảo và điện lên P.TTQT

P.TTQT kiểm tra và duyệt điện theo nội dung bản thảo rồi kết nối chuyển điện ra nước ngoài.

Thanh toán viên Hội Sở kiểm tra nội dung bản thảo điện, trình kiểm soát, trưởng phòng ký.

Tiến hành duyệt điện và đẩy điện ra nước ngoài qua SWIFT.

Nếu L/C được hủy, giao dịch viên tiến hành giải tỏa tiền ký quỹ cho khách hàng đồng thời thu phí phát sinh, xuất ngoại bảng và đóng hồ sơ.

- Đối với L/C đã hết hạn hiệu lực

Các bước thực hiện

GDVCN tiến hành giải tỏa ký quỹ cho khách hàng đồng thời thu các phí phát sinh, xuất ngoại bảng và thông báo cho hội sở đóng hồ sơ với điều kiện.

- L/C đã hết hiệu lực sau 15 ngày (nếu gửi bàng thư thường thì 30 ngày) khách hàng phải yêu cầu hủy bằng văn bản.

- L/C hết hạn hiệu lực chưa hết 15 ngày (nếu bằng thư thường thì 30 ngày) khách hàng phải cam kết đảm bảo thanh toán nếu sau khi rút tiề quỹ, có chứng từ gởi đến phù hợp với điều

kiện và điều khoản của L/C.

- Trường hợp L/C hết hiệu lực 3 tháng trở lên và không nhận được văn bản đề nghị của khách hàng, chi nhánh lập văn bản thông báo cho khách hàng, đề nghị khách hàng có ý kiến về việc đóng hồ sơ L/C. Nếu khách hàng đồng ý đóng hồ sơ, giao dịch viên sẽ thu phí, xuất ngoại bảng đồng thời thông báo lên Hội Sở.

Bước 4: Ký hậu vận đơn, phát hành thư bảo lãnh Ngân Hàng

Chi nhánh chỉ được ký hậu vận đơn cho khách hàng khi họ đã nộp đủ tiền thanh toán, hoàn tất thủ tục cầm cố, thế chấp... nếu có yêu cầu tài trợ của NH.

Trích chuyển tiền tập trung thanh toán vào tài khoản ký quỹ hoặc phong tỏa phần tiền chờ thanh toán nếu bộ chứng từ chưa về đến nhằm tránh tình trạng tài khoản không đủ số dư thanh toán.

Giao vận đơn và bộ chứng từ bản chính cho khách hàng, lưu bản sao vận đơn đã được giám đốc chi nhánh ký hậu vào hồ sơ L/C. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b- Phương thức tín dụng chứng từ XK

Bước 1: Thông báo L/C xuất và các bản tu chỉnh (Nếu có)

− Tiếp nhận L/C, tu chỉnh gốc kèm thông báo L/C, tu chỉnh do P.TTQT chuyển về và thông báo cho khách hàng.

− Lập phiếu đề nghị để giao dịch viên kế toán thu phí thông báo L/C, tu chỉnh.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SACOMBANK HUẾ .doc (Trang 28 - 38)