Bao gồm các hình thức:
- Cho vay thu mua và sản xuất hàng xuất NK: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký với khách hàng nước ngoài hoặc căn cứ vào L/C đã được thông báo, NH cấp tín dụng để giúp các đơn vị thu mua hoặc sản xuất hàng XK. Đối với những đơn vị cam kết thông báo L/C XK và gửi bộ chứng từ thanh toán qua NH Sacombank Huế thì sẽ được áp dụng lãi suất vay ưu đãi. - Chiết khấu bộ chứng từ: Căn cứ vào bộ chứng từ đòi tiền hoàn hảo, NH mua lại toàn bộ chứng từ để giải phóng vốn cho vay cho DN, giúp cho họ có điều kiện tăng vòng quay vốn. - Chiết khấu hối phiếu: Căn cứ vào hối phiếu đã được NH nước
ngoài chấp nhận nhưng chưa đến hạn thanh toán, NH Sacombank Huế cấp tín dụng cho khách hàng bằng cách chiết khấu lại hối phiếu đó.
- Hoạt động tài trợ XK:
- Cấp tín dụng cho khách hàng mở L/C hàng nhập qua NH Sacombank Huế. Mọi tín dụng thư đều do NH mở theo đề nghị của nhà NK, tuy nhiên không phải lúc nào nhà NK cũng có đủ số
dư tiền tài khoản để đảm bảo cho thư tín dụng. Trên thực tế, khoảng cách giữa thời gian mở thư tín dụng và thời gian thanh toán là một khoảng thời gian quá dài, nếu chúng ta khống chế số dư tài khoản của nhà NK thì điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh của họ cũng như ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng khi mở L/C , thì L/C đó lại thể hiện một sự đảm bảo thanh toán trừu tượng, có thể nói đó là một sự đảm bảo thanh toán của NH. Do đó, NH mở L/C phải gánh chịu một rủi ro khi một nhà NK không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C hết hạn trả tiền. Để tránh những hoạt động cản trở tới kinh doanh của nhà NK và đảm bảo uy tín của NH, tránh được rủi ro mà NH phải gánh chịu thì NH mở ra loại hình cấp tín dụng cho nhà NK theo hạn mức tín dụng. Do đó, trước khi mở L/C theo đề nghị của nhà NK, NH phải kiểm tra mục đích, đối tượng NK, tính toán hiệu quả kinh tế của hợp đồng, xem xét khả năng hoạt động và cạnh tranh của nhà NK hiện tại và trong tương lai... Đó là cơ sở để đảm bảo vốn vay của NH.
- Ngoài ra NH còn có thể cấp tín dụng cho nhà NK qua các hình thức cho vay để thanh toán tiền đặt cọc cho phía nước ngoài hay cho vay trong thời gian mà nhà NK bán hàng hoá NK về cho đến khi thu được tiền bán hàng.
3.2.7 Đảm bảo an toàn trong hoạt động TTQT
Hoạt động TTQT là một hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Tuy nhiên, những rủi ro mà khách hàng phải gánh chịu dẫn đến rủi ro của NH vì NH là nhà tài trợ cho họ. Đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh đối ngoại là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển hoạt động TTQT. Rủi ro trong hoạt động TTQT của NH thường bao gồm:
- Rủi ro không đảm bảo khả năng thanh toán ngoại tệ của NH:
Có nghĩa là NH không cân đối được nguồn vốn và sử dụng ngoại tệ dẫn đến không đủ số dư ngoại tệ trên tài khoản để thực hiện các chi trả cho nước ngoài đúng hạn, làm ảnh hưởng uy tín của NH trên trường quốc tế.
- Rủi ro trong thanh toán: Bao gồm những rủi ro như đã giao hàng nhưng không đòi được tiền thanh toán, hoặc đã thanh toán nhưng chưa nhận được hàng hoặc hàng nhận được không đủ tư cách phẩm chất ... Loại rủi ro này là do rất nhiều nhân tố như rủi ro về hoạt động chính trị (chiến tranh, cấm vận hay cấm NK), rủi ro về mặt kinh tế như phía nước ngoài khó khăn về tài chính không đảm bảo khả năng thanh toán hoặc tuyên bố phá sản, rủi ro đạo đức như đối tác nước ngoài không có thiện chí hay có hành vi lừa đảo.
Để phòng chống các rủi ro này, nhằm đảm bảo cho hoạt động TTQT đồng thời củng cố và tăng cường uy tín của NH trên trường quốc tế và đối với khách hàng của mình, NH cần áp dụng các biện pháp sau:
- Thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế, chính trị của các quốc gia có quan hệ thương mại. Nghiên cứu và nắm vững những tập quán của nước đó nhằm tránh những rủi ro trong thanh toán.
- Thông qua hệ thống đại lý của NH Sacombank mà điều tra, khai thác thông tin về tình hình tài chính, khả năng giao hàng, lịch sử và tư cách đạo đức của đối tác nước ngoài trong hợp đồng kinh tế đối ngoại. - Tư vấn cho khách hàng khi ký kết lựa chọn phương thức và các điều kiện thanh toán có lợi nhất.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng yêu cầu khách hàng phải thường xuyên theo dõi việc giao hàng, thông tin về con tàu... nhằm tránh tình trạng lừa đảo của đối tác nước ngoài.
- Để tránh rủi ro tỷ giá cần dự trữ ngoại tệ đa dạng, phải thường xuyên theo dõi biến động tỷ giá của các loại ngoại tệ, sự biến động của các thị trường tài chính tiền tệ để có dự báo chính xác về sự biến động tỷ giá trên cơ sở đó mà thay đổi kết cấu dự trữ có lợi nhất. Đẩy mạnh nghiệp vụ kinh doanh kỳ hạn như: Mua một khối lượng ngoại tệ theo giao dịch giao ngay đồng thời bán số ngoại tệ đó theo kỳ hạn, bán một số lượng ngoại tệ theo giao dịch giao ngay đồng thời mua lại số ngoại tệ này theo kỳ hạn hay mua một lượng ngoại tệ có kỳ hạn đồng thời bán nó có kỳ hạn.
3.2.8 Giải pháp khác
Để hoạt động TTQT phát triển và hoàn thiện thì bên cạnh các giải pháp trên thì cần có sự tổ chức tốt các mối quan hệ giữa các phòng ban để giải quyết công việc nhanh, thuận tiện hơn trong quá trình thanh toán, như việc phối hợp giữa phòng TTQT và phòng tín dụng nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XK, phát triển hoạt động TTQT. Hơn nữa, muốn tạo được uy tín tốt thì không chỉ hoạt động TTQT được phát triển mà tất cả mọi mặt hoạt động của NH đều phải phát triển.
Cần tổ chức các cuộc tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ hợp tác với nhau trong lĩnh vực TTQT với các NH hương mại và NH liên doanh, NH nước ngoài tại Việt Nam. Không ngừng phấn đấu, vươn lên khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, xứng đáng là một trong những NH Chi nhánh dẫn đầu hệ thống NH Sacombank Việt Nam.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau một thời gian thực tập tại NHTMCP Sacombank – CN – Huế. Được các anh, chị giải đáp một số thắc mắc và hướng dẫn tận tình về nghiệp vụ TTQT cùng với những kết quả đạt được trên doanh số cho khách hàng thu được, tôi nhận thấy rằng nghiệp vụ TTQT tại Sacombank được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập hiện nay, bên cạnh những thuận lợi về mặt công nghệ hiện đại cũng như trình độ chuyên môn cao thì đi đôi với nó là những khó khăn thường trực.
Không những vậy mà hiện nay trên địa bàn sự xuất hiện của các NHTM ngày càng nhiều, việc cạnh tranh lãi suất trở nên gay gắt hơn đồng thời do nền kinh tế nói chung đang gặp khó khăn nên một số các DN trên địa bàn làm ăn không mấy hiệu quả làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng cá nhân.
Trong kinh doanh ngày nay, TTQT đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức hiện đại, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn thử hình dung, nếu có quan hệ đối tác làm ăn với các thương nhân nước ngoài mà bạn không có phương thức TTQT thì sẽ như thế nào? Hẳn là không thể kinh doanh được rồi. Những phương thức thanh toán ngày càng nhiều, các thương nhân sử dụng chúng một cách thông dụng hơn trong hoạt động ngoại thương của mình, nhưng do tính chất đặc biệt của nó rất dễ gặp rủi ro. Do vậy, để nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh của CN đặc biệt là hoạt động TTQT, CN cần phỉa khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại và nâng cao các giải pháp phòng ngừa rủi ro.
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích về tình hình thanh toán trong nghiệp vụ TTQT tại Sacombank – CN Huế đã phần nào giúp tôi hiểu rõ hơn về tình hình TTQT và góp một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NH.
Mặc dù còn bị áp lực rủi ro luôn rình nhưng CN đang từng bước phát triển và nâng cao nghiepj vụ TTQT cho nhân viên, phát triển hơn nữa trong việc hiện đại hóa công nghệ NH cũng như phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng cũng như góp phần làm tawngn trưởng ổn định nền kinh tế.
2. Kiến nghị
2.1 Đối với NH Sacombank
NH Sacombank Huế là một Chi nhánh thuộc NH TMCP Sacombank vì vậy trong quan hệ TTQT, NH Sacombank Huế phải thực hiện thông qua NH TMCP Sacombank. Chi nhánh chưa có khả năng phát huy tiềm lực của mình trong quan hệ đối ngoại cũng như quan hệ trực tiếp với các NH đại lý. Chính vì vậy để tạo điều kiện cho hoạt động TTQT tại NH Sacombank Huế phát triển; trước mắt NH TMCP Sacombank cần: