So sánh lý thuyết – thực tế về TTQT tại Sacombank CN Huế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SACOMBANK HUẾ .doc (Trang 45 - 49)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4.2So sánh lý thuyết – thực tế về TTQT tại Sacombank CN Huế

a- Sự giống nhau:

Trên phương diện ly thuyết thì đối với dịch vụ TTQT ở các NH trong nước nói chung và MHTMCP Sacombank nói riêng đều có những mặt giống nhau và gắn liền với thực tế. Bao gồm:

− Phương thức thanh toán. − Điều kiện thanh toán. − Quy trình thanh toán.

Nói tới phương thức thanh toán thì ở NH Sacombank hiện nay sử dụng chủ yếu là phương thức chuyển tiền T/T và phương thức tín dụng chứng từ (L/C) là hình thức phổ biến hiện nay, người bán và người mua không thanh toán trực tiến với nhau mà thông qua các công cụ và sự bảo lãnh của NH để thực hiện việc thanh toán này. Do đó, đây là hình thức thanh toán an toàn nhất cho các bên.

Chẳng hạn:

− Đối với người nhập khầu (NK): tùy theo yêu cầu của người NK, NH sẽ mở L/C cho người NK, theo đó NH thay mặt người NK để cam kết thanh toán trong thời gian quy định đối với người XK (Người cung cấp hàng hóa xuất trình những chứng từ phù hợp trong L/C). Trường hợp khách hàng mở L/C qua NH thì NH sẽ tư vấn cho khách hàng về những điều khoản thanh toán có lwoij nhất cho khách hàng mà vẫn đam r bảo tính an toàn và phù hợp với thông lệ quốc tế để đặt hiệu quả.

− Đối với người XK (XK): NH có thể đóng vai trò là NH thông báo hoặc NH thanh toán, NH xác nhận hoặc NH chiết khấu chứng từ, thông qua NH, khách hàng là người XK sẽ tạo được sự tín nhiệm trong giao dịch với các đối tác của mình bằng những tư vấn và hổ trợ có hiệu quả của NH. Với quy trình đơn giản và được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể của NH đã phần nào giúp cho khả năng nhận biết của khách hàng nhanh chóng hơn.

Trong nhiều năm qua việc tuân thủ, nghiêm túc các chuẩn mực TTQT đã tạo ra được tín nhiệm của đông đảo các NH phục vụ người NK xũng như người NK mở L/C tại NH.

Ví dụ: Trong thanh toán L/C NK thì ở bất cứ NH nào đều có quy trình mở L/C

giống như trong thực tế cũng như trên lý thuyết.

Bước 1: Yêu cầu mở L/C

+ Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán:

Giả sử trong hợp đồng các bên đã đồng ý thanh toán bằng L/C, khách hàng cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu NH mở.

− L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ 100%

− L/C phát hành vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% hoặc có yêu cầu miễn giảm mức quỹ đề nghị khách hàng liên hệ với bộ phận tín dụng để xem xét hoặc NH sẽ cung cấp đến KH trong từng thời kỳ.

− L/C phát hành bằng vốn vay của NH, thì khách hàng liên hệ với bộ phận tín dụng để xem xét.

+ Đơn yêu cầu mở L/C

Sau khi xem xét nguồn vốn, khách hàng căn cứ vào nội dung hợp đồng để làm đơn yêu cầu NH phát hành L/C. Để thuận tiện cho khách hàng, ở NH đã có mẫu in sẵn theo tiêu chuẩn của ICC và của tổ chức SWIFT quốc tế. Khách hàng đọc kỹ và điền vào ô.

Vì NH mở L/C theo yêu cầu của người NK, do vậy khách hàng nên xem xét kỹ nội dung của hợp đồng để đảm bảo khi đưa cào L/C không bị mâu thuẫn vì nếu có mâu thuẫn tức là người mua vi phạm hợp đồng.

Sau khi chỉnh đơn yêu cầu phát hành L/C, Kh cần xuất trình tại NH các giấy tờ sau:

− Thư yêu cầu phát hành L/C theo mẫu

− Một bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng.

− Một bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã số DN xuất NK (đối với Kháh hàng giao dịch lần đầu).

− Văn bản cho phép NK của Bộ Thương Mại hoặ Bộ quản lý chuyên ngành (đối với Nh có điều kiện).

Sau khi xem xét nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C của KH, thì NH sẽ quyết định việc phát hành L/C.

định đã nêu ở trên KH cần gửi cho NH những giấy tờ như: Phê duyệt sử dụng vốn vay Chính Phủ, ODA của Bộ Tài Chính; phê duyệt sử dụng hợp đồng của Tổ chức tài trợ vốn.

Bước 2: Kiểm tra nội dung L/C

Sau khi NH phát hành L/C, khách hàng sẽ nhận được một bản sao L/C đó, KH nên xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của khách hàng để đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với yêu cầu của khách hàng, đồng thời thông báo cho NH ngay những sai lệch nếu có.

Bước 3: Sửa đổi L/C

Nếu khách hàng có nhu cầu sửa đổi L/C, đề nghị khách hàng xuất trình Thư yêu cầu sửa đổi L/C (Theo mẫu) kèm văn bản thỏa thuận giữa người mua (NK) và người bán (XK), nếu có

Bước 4: Nhận và kiểm tra chứng từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách hàng sẽ nhận bộ chứng từ giao hàng theo L/C tại trụ sở NH, sau khi nhận chứng từ khách hàng cần kiểm tra đối chiếu giữa nội dung L/C với các chứng từ nhận được, trường hợp có những khác biệt giữa L/C với chứng từ trong vòng 03 ngày làm việc khách hàng cần thông báo gấp cho Nh để khiếu nại Nh nước ngoài.

NH giao chứng từ khi khách hàng chấp nhận thanh toán bộ chứngtừ và các chi phí liên quan (nếu có)

Bước 5: Yêu cầu phát hành Bảo lãnh/ ủy quyền nhận hàng theo L/C

NH thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc hoặc phát hành thư ủy quyền nhận hàng bảo lãnh hoặc ký hậu vận đơn để khách hàng có thể nhận hàng theo L/C.

Điều kiện để NH phát hành thư Bảo lãnh – Thư ủy quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc: Khách hàng cần ký quỹ 100% trị giá hóa đơn, hoặc ủy quyền cho NH khoản số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán và tùy từng trường hợp khách hàng cần xuất trình giấy tờ sau:

− Phát hành thư bảo lãnh nhận hàng: KH phải có Thư yêu cầu phát hành bảo lãnh (theo mẫu) kèm 01 bản gốc vận đơn đường biển hoặc 01 bản sao vận đơn hàng không và 01 bản sao hóa đơn do người XK gửi trực tiếp.

− Phát hành thư ủy quyền nhận hàng: Khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành bảo lãnh (theo mẫu) kèm 01 bản gốc vận đơn hàng không ghi người nhận hàng là NH kèm 01 bản sao hóa đơn.

NH sẽ trích từ tài khoản đã được chỉ định của khách hàng để thanh toán cho NH nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.

Bước 7: Hủy bỏ L/C

Nếu khách hàng có yêu cầu hủy L/C cần lưu ý NH không chấp nhận hủy L/C trong trường hợp:

− Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của NH.

− Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thỏa thuận nhưng chưa được sự chấp thuận hủy L/C của các NH liên quan.

b- Sự khác nhau

Nghiệp vụ TTQT là nghiệp vụ còn khá non trẻ trong các hoạt động nghiệp vụ của Sacombank, chỉ với một số ít cán bộ công nhân viên tham gia vào nghiệp vụ TTQT thì rõ ràng NH chưa thể đáp ứng được sự mong muốn của khách hàng. Tuy trình độ chuyên môn khá cao, thực hiện các quy trình thanh toán khá chặt chẽ nhưng đôi khi vẫn gặp phải nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ

Ví dụ:

Đối với phương thức tín dụng chứng từ (L/C): Đây là phương thức được sử dụng phổ biến vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc thực hành và thống nhất về tín dụng chứng từ” - UCP 600 do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành, (bản sửa mới nhất). Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức này có thể gặp rủi ro cho các bên tham gia:

- Rủi ro đối với nhà XK: Việc thanh toán của NH cho nhà XK chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hóa. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà NK rằng hàng hóa sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà NK vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.

- Rủi ro đối với nhà XK: Khi mà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (Chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà XK sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng quay về. Nhà XK phải trả toàn bộ chi phí như: lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa... trong khi đó không biết nhà NK có đồng ý nhận hàng hóa hay từ chối nhận hàng vì bộ chứng từ bị sai sót.

Bên cạnh đó thì NH cũng hứng chịu rủi ro từ việc phát hành L/C.:

NH phát hành là NH đại diện cho người NK, nó cung cấp tín dụng cho người NK. NH này thường được hai bên NK và XK thỏa thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người NK có quyền lựa chọn. Rủi ro ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.

- Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh: Là những rủi ro khi một bên tham cố tình thwucj hiện không đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.

- Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị:

Là những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng của các bên. Sự suy thoái kinh tế và biện động chính trị đều ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và gioa lưu thương mại quốc tế.

Nói tóm lại: so với lý thuyết thì thực tế trong nghiệp vụ TTQT về phương thức, điều kiện hay quy trình thanh toán chẳng khác là mấy, chỉ khác ở chỗ NH sẽ gwpj một vài rủi ro như đã nêu trên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG SACOMBANK HUẾ .doc (Trang 45 - 49)