GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Agribank - CN Sài Gòn - PGD Số 2.doc (Trang 60)

. Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ

5. Kết cấu khóa luận

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

3.2.1 Giải pháp đối với hoạt động huy động vốn:

3.2.1.1 Đa dạng hình thức huy động vốn:

Trước hết cần xác định tầm quan trọng của công tác huy động vốn tại PGD, với phương châm “đi vay để cho vay”, PGD phải đặc biệt quan tâm đến công tác huy động vốn vì có gia tăng nguồn vốn huy động mới nâng cao được doanh số cho vay. Sau đây là một số giải pháp:

•PGD cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, mở các tài khoản cá nhân, mở rộng dịch vụ thanh toán chuyển tiền… nhằm gia tăng nguồn vốn.

PGD cần phải chú ý nhiều hơn vào việc thu hút nguồn tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như mở tài khoản cá nhân vì đây là những nguồn vốn rẻ và có chi phí trả lãi thấp nhằm thu hút nhiều vốn để có thể cho vay dài hạn.

•Bên cạnh đó PGD đưa ra kế hoạch khuyến khích các doanh nghiệp và công nhân mở tài khoản tiền gửi để thực hiện thanh toán tiền lương qua ngân hàng bằng việc đa dạng hoá và hiện đại hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Làm như vậy đảm bảo việc thanh toán và chuyển tiền an toàn nhanh chóng nhằm huy động được một khoản tiền nhàn rỗi để cho vay.

•Cần đẩy mạnh chiến lược tiếp thị khách hàng và cung cấp những tiện ích tốt nhất cho khách hàng đến gửi tiền như quảng cáo và khuyến mãi qua đó khai thác tối đa các khách hàng tiềm năng cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng qua các

hình thức như: treo băng rôn, áp phích quảng cáo, phát tờ rơi, bruchure giới thiệu sản phẩm – dịch vụ tại trung tâm thương mại, siêu thị, trường học…

•Ngoài ra PGD cần phải mở rộng huy động vốn bằng cách thu hút gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ, nhận tiền gửi ngoại tệ để có thể thực hiện cho vay bằng ngoại tệ để gia tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.

Tuy nhiên, PGD không thể sử dụng hết nguồn vốn huy động vào việc cho vay mà phải cân đối giữa đầu vào và đầu ra nghĩa là cân đối giữa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay để vừa đảm bảo khả năng chi trả, vừa đảm bảo được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Có như vậy hoạt động kinh doanh của PGD mới đạt hiệu quả cao nhất, không có tình trạng ứ đọng vốn cũng như thiếu hụt vốn cho vay. Khi PGD huy động được càng nhiều nguồn vốn thì có thể mở rộng hình thức cho vay dài hạn.

3.2.1.2 Sử dụng lãi suất linh hoạt:

- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì PGD cần chú ý đến quyền lợi của người gửi tiền. PGD nên thực hiện kết hợp giữa lợi ích khách hàng với lợi ích Ngân hàng. Nếu lãi suất huy động thấp sẽ không kích thích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Ngược lại, nếu lãi suất huy động cao thì phải đẩy đầu ra cao, do đó Ngân hàng không cho vay được.

Vì vậy, PGD cần đưa ra một chính sách lãi suất phù hợp như gửi tiền tiết kiệm: 1tháng, 3tháng, 6tháng, 12tháng, các hình thức kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng để cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn…Ngoài ra PGD cần triển khai thêm các hình thức sau:

-Tiết kiệm xây dựng nhà ở.

-Tiết kiệm bằng ngoại tệ, tiết kiệm nhân thọ, tiết kiệm học đường. -Tiền gửi tiết kiệm định kỳ có thưởng, tiết kiệm việc làm.

-Tiết kiệm dành cho tuổi già về hưu.

Đưa ra nhiều hình thức gửi tiết kiệm như vậy sẽ hấp dẫn được nhiều khách hàng gửi tiền vào PGD tạo nên những khoản tiền lớn để có thể cho vay. Đồng thời, PGD phải đảm bảo đầu ra vừa thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của người vay vốn, như vậy mới đảm bảo lợi ích của PGD.

3.2.1.3 Tìm kiếm, duy trì và thu hút khách hàng:

- Hiện nay việc mở tài khoản cá nhân tại PGD chưa hấp dẫn khách hàng nên doanh số còn tương đối thấp. Do vậy, PGD cần có kế hoạch tuyên truyền thông tin đại chúng, để người dân hiểu được nội dung, thủ tục để mở và sử dụng tài khoản cá nhân, đồng thời chỉ ra cho họ thấy lợi ích và công dụng của chúng.

- PGD cần nghiên cứu và tìm kiếm khách hàng, xây dựng chính sách khách hàng chung - khách hàng ưu đãi: hiện nay một số sản phẩm tín dụng vẫn chưa có phát sinh do không có khách hàng. Khách hàng là nguồn tài nguyên vô giá trong mọi hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, PGD nên chủ động tìm kiếm khách hàng và xây dựng riêng cho mình những quy định chính sách khách hàng chung - khách hàng ưu đãi, áp dụng chung cho khách hàng có giao dịch thường xuyên và khách hàng có giao dịch lần đầu.

- Chính sách ưu đãi khách hàng theo từng dịch vụ và phân loại khách hàng, xếp hạng khách hạng vàng, bạc dựa trên dư nợ và quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng. Chính sách ưu đãi sẽ thể hiện qua: ưu đãi về lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, ưu đãi về tài sản đảm bảo, ưu đãi về thời gian trong quá trình xử lý nghiệp vụ, ưu đãi trong tỷ giá khi khách hàng giao dịch ngoại tệ…và trong một thời gian cụ thể. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhân viên tìm hiểu và chăm sóc khách hàng chu đáo, tập trung vào những vấn đề nhỏ nhất mà khách yêu cầu.

- Thu hút khách hàng: ngân hàng nào làm dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn. Do đó PGD phải luôn luôn chăm sóc khách hàng để tạo cho mỗi người có cảm giác mình là một người khách quan trọng đặc biệt của PGD, tạo sự thân mật và nâng cao uy tín giữa ngân hàng và khách hàng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng được thể hiện qua:

+ Nhiệt tình hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm. + Trợ giúp khách hàng trong quá trình sử dụng.

+ Duy trì mối quan hệ với khách hàng: gửi thư cảm ơn, thư chúc mừng, thăm hỏi nhân dịp lễ tết, …

+ Và luôn quan tâm đến những lời nhắn hồi âm của khách hàng. Muốn thành công, PGD phải triệt để tìm hiểu và giải quyết những phàn nàn của khách hàng, có

như vậy họ mới cảm thấy ngân hàng có trách nhiệm và hoạt động một cách thực tế.

3.2.1.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại:

PGD nên đưa ra những sản phẩm tín dụng mang những đặc tính sau:

- Về chức năng, PGD phải chứng tỏ cho khách hàng thấy được sản phẩm - dịch vụ của mình có những ưu việt gì so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ: có nhiều tiện ích, đa dạng và phong phú về hình thức, tính thuận tiện trong thủ tục, dịch vụ hậu mãi…

- Về giá cả, PGD phải thường xuyên nghiên cứu và áp dụng các chính sách giá phù hợp cho các sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng, bao gồm giá cả và giá trị tăng thêm. Vì giá cả không chỉ thể hiện giá trị mà còn là đẳng cấp của sản phẩm.

3.2.1.5 Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng:

- Đa dạng hoá sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Trong đó PGD nên tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối mới để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng.

- Bên cạnh đó, PGD cần phải triển khai thực hiện cũng như đa dạng hóa các sản phẩm – dịch vụ kèm theo như: thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng tại nhà, qua điện thoại, qua mạng Internet hay mở tài khoản tiết kiệm cho những người có dự định đi du hoc.

3.2.2. Giải pháp đối với hoạt động cho vay:

3.2.2.1 Mở rộng cho vay dài hạn đối với khách hàng là doanh nghiệp:

- Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay rất lớn vì thế PGD cần có những biện pháp nâng cao chất lượng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay dài hạn của khách hàng như: huy động thông qua chương trình tiết kiệm dự thưởng, tặng sổ bảo hiểm tiền gửi. Ngoài ra PGD có thể huy động bằng cách quy định khách hàng nếu gửi một số tiền nhất định sẽ được hưởng những ưu đãi và được nhận chuyển khoản miễn phí trong địa bàn thành phố với tất cả ngân hàng mà Agribank có liên minh. Nếu PGD thu hút được khách hàng có năng lực tài chính

doanh thu cho hoạt động tín dụng mà các dịch vụ khác như: tiền gửi thanh toán, dịch vụ thanh toán quốc tế…cũng được cải thiện tăng thu ngoại tệ cho PGD, san bằng rủi ro cho hoạt động tín dụng.

PGD có thể đề xuất đa dạng hoá về hình thức thế chấp, khách hàng có thể thế chấp bằng máy móc, thiết bị, quyền phải thu…để tạo thêm nhiều cơ hội cho khách hàng sử dụng sản phẩm của PGD. Đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp cần đến hình thức thế chấp này hơn.

3.2.2.2 Phát triển dịch vụ bán lẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi: mãi:

Trong xu thế các ngân hàng phát triển dịch vụ bán lẻ, trong thời gian tới PGD có thể đề xuất với hội sở phát triển các sản phẩm cho vay 24 giờ với số tiền nhỏ 2 triệu đồng không trả lãi …Từ đó đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của đối tượng khách hàng cá nhân.

Đối với hình thức cho vay bằng tiền mặt với số lượng lớn có thể điều xe chở tiền đến tận nhà cho khách hàng, vừa đảm bảo khoản tiền cho vay đồng thời qua đó cũng thể hiện sự chăm sóc tốt khách hàng.

Bên cạnh đó, để hạn chế việc trả nợ trước hạn thì PGD nên đưa ra điều kiện ràng buộc với khách hàng khi ký hợp đồng tín dụng và cũng nên kèm theo một số quà tặng khuyến mãi mà khách hàng sẽ nhận được khi trả nợ vào kỳ hạn.

3.2.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng:

Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng rủi ro, những biến cố xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như làm ứ động vốn hoặc có thể làm mất vốn. Nhìn chung hoạt động tín dụng của PGD luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Trong hoạt động thực tiễn của mình, PGD có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng bằng một số biện pháp sau:

PGD cần đề ra chính sách tín dụng linh hoạt:

Chính sách tín dụng đưa ra phải nêu ra được phạm vi, vi mô, các loại cho vay, mối quan hệ giữa các loại cho vay, giữa cho vay với vốn tự có, giữa cho vay với những khoản nợ của PGD nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của PGD, đảm bảo cho tất cả các khâu tín dụng được hoạt động thuận lợi.

Thực hiện việc định kỳ hạn thu nợ cho vay đối với những khoản vay có chu kỳ khác nhau như đối với cho vay trung và dài hạn khác với những khoản vay ngắn hạn, phải định kỳ đúng vào khi thu hoạch, khi khách hàng có được thu nhập từ việc bán hàng hóa, sản phẩm.

Hiện nay PGD cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn: uy tín, năng lực, vốn, tài sản đảm bảo, các điều kiện khác. Tuy nhiên, do sự thay đổi các điều kiện kinh tế, môi trường xã hội, PGD nên thay đổi điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng một cách hợp lý hơn theo từng thời kỳ nhất định.

Cần đưa ra quy trình cho vay và kiểm soát quy trình cho vay:

Quy trình cho vay được thực hiện từ việc lập hồ sơ xin vay vốn đến thu hồi hết nợ vay. Quy trình này gồm 4 giai đoạn:

- Lập hồ sơ xin vay vốn. - Phân tích tín dụng. - Quyết định tín dụng.

- Quản lý tín dụng (theo dõi hồ sơ tín dụng và trao đổi thông tin với các bên có liên quan.)

Do đó, PGD cần quan tâm đến các chỉ tiêu như: số tiền cho vay có phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng vốn vay hay không, chu kỳ sản xuất, sự thành thật của khách hàng…

Trong điều kiện như hiện nay, giá cả vật tư hàng hóa cũng như sản phẩm không ổn định sẽ gây ra bất lợi cho PGD khi quyết định cho vay đối với những dự án sửa chữa, xây dựng nhà (do giá ximăng, sắt thép tăng cao…)

Vì vậy, PGD phải thường xuyên xét duyệt cho vay đối với những hộ có tài sản đảm bảo, có giá trị cao để đảm bảo cho khoản tín dụng của mình phát ra được an toàn.

Cần chú trọng đến hình thức đảm bảo tín dụng:

Đảm bảo tín dụng là việc thiết lập những cơ sở pháp lý để có thêm một nguồn thu nợ thứ hai ngoài nguồn thu nợ thứ nhất. Trong cho vay kinh doanh nguồn thu nợ thứ nhất là doanh thu đối với cho vay vốn lưu động hoặc là khấu hao và lợi nhuận đối với cho vay trung và dài hạn để hình thành tài sản cố định. Trong

lương, các khoản thu nhập tài chính (lãi cho vay, lãi các chứng khoán) và các khoản thu nhập khác. Nguồn thu nợ thứ hai bao gồm giá trị tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

PGD phải xem xét một cách thận trọng đến uy tín và năng lực của khách hàng, để áp dụng những phương pháp cho vay thích hợp. Nếu khách hàng được đánh giá là tốt như: có phẩm chất tốt trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, chấp hành tốt các hợp đồng tín dụng trong quá khứ và có triển vọng phát triển trong tương lai thì PGD có thể cho vay không cần đảm bảo. Ngược lại, nếu khách hàng không đạt các tiêu chuẩn đó thì để hạn chế rủi ro buộc PGD phải cho vay có đảm bảo để đảm bảo cho an toàn vốn vay.

PGD cần thực hiện việc đảm bảo tín dụng nhằm buộc khách hàng thực hiện đúng và đấy đủ các cam kết đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khi cho vay, PGD tùy từng khách hàng mà lựa chọn hình thức đảm bảo tín dụng để đảm bảo an toàn nhất cho khoản tín dụng phát ra và PGD phải đánh giá chính xác giá trị đảm bảo tại thời điểm khách hàng vay vốn.

Thực hiện một cách cẩn trọng những hình thức đảm bảo trên sẽ phòng ngừa được những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh, đảm bảo cho PGD thu hồi được nợ vay của khách hàng.

Nên đăng ký giao dịch đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro trong đảm bảo tiền vay:

Giao dịch đảm bảo là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự. Việc dăng ký giao dịch đảm bảo được quy định tại Điều 13 Nghị Định số 165/1999/NĐ – CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo với nội dung cụ thể là các bên thỏa thuận bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.

Theo đó, khi khách hàng đến xin cấp tín dụng cùng với các loại giấy tờ như: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng…thì PGD và khách hàng nên cùng đi đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan chức năng về tài sản thế chấp, cầm cố đó. Và cán bộ tín dụng đi cùng cần hướng dẫn cụ thể cho khách hàng các

thủ tục để rút ngắn thời gian làm thủ tục vay vốn. Và như vậy sẽ làm cho khách hàng cảm thấy được sự quan tâm này là chính đáng và tăng uy tín cho PGD.

Việc đăng ký giao dịch đảm bảo đó sẽ góp phần hạn chế rủi ro trong đảm bảo tiền vay cho PGD. Vì khi đăng ký giao dịch đảm bảo thì PGD sẽ thu thập thông tin về tài sản đó của khách hàng một cách rõ ràng để có thể cho vay hoặc từ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng tại Agribank - CN Sài Gòn - PGD Số 2.doc (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w