TẠO RA SỨCKHỎE TRONG GIA ĐÌNH :

Một phần của tài liệu môn học sức khỏe tâm thần (Trang 30)

1. Việc chăm lo sức khỏe trong gia đình : chính người bệnh hoặc một

thành viên khác trong gia đình (thường là nữ) hay một người thân trực tiếp thực hiện các chăm sóc tại nhà.

2. Ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh :

Một hệ thống gia đình khi nó có tính “nâng đỡ” sẽ giúp ích rất nhiều cho tiến trình phát triển của bệnh và của tật nguyền.

Những thực hành không chuyên nghiệp này đòi hỏi sự dấn thân của gia đình, và nó có một vai trò không thể chối cãi được trong việc chăm sóc bệnh tật như : điều trị ngoại trú tại nhà, giúp đỡ người già tại nhà …

III. CHIẾN LƯỢC GIA ĐÌNH : mục tiêu của sự phát triển sức khỏe cộng đồng

1. Hệ thống nâng đỡ gia đình : tạo ra được một hệ thống nâng đỡ gia đình sẽ

hướng bệnh nhân đến những chăm sóc không chính thức, có ảnh hưởng tốt đến sự tiến triển của bệnh tật. Đối với chăm sóc gia đình, không có sự phân biệt giữa điềutrị và phòng bệnh.

2. Những tổ chức không chính thức : cho phép xácđịnh những ưu tiên, mục tiêu

cũng như những biện phát thực hiện. Ví dụ : Tổ chức của những người bị nhiễm HIV do truyền máu …

Năm 1986, tại Hội nghị Ottawa : tăng cường sức khỏe là một quá trình đem đến cho người dân những biện pháp tác động tích cực đến sức khỏe của chính mình.

Gia đình tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe là một chuyện cũ như từ khi có gia đình. Điểm mới ở đây, là chúng ta xem việc đó như một sự bổ sung cho những chăm sóc chuyên nghiệp, như một yếu tố tiên lượng tốt.

X W CHƯƠNG XIII CHƯƠNG XIII

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Khái niệm chất lượng cuộc sống đã có từ những năm 1940. Nhưng những đo lườngphù hợp chỉ đạt được những tiến bộ rõ rệt từ những năm 80.

Việc đo lường bằng triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm sinh học không cho phép chúng ta đánh giá đúng bối cảnh của bệnh nhân cũng như cách bệnh nhân đang sống với căn bệnh của mình.

Một phần của tài liệu môn học sức khỏe tâm thần (Trang 30)